Doanh nghiệp nội địa bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất có phải lập tờ khai hải quan không? Nếu không mở tờ khai thì có được áp dụng thuế suất 0% không?
- Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất có phải là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không?
- Doanh nghiệp nội địa bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất có phải lập tờ khai hải quan không? Nếu không mở tờ khai thì có được áp dụng thuế suất 0% không?
- Cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất khi nào?
Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất có phải là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất:
Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
...
4. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản này và các trường hợp không phải làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan như sau:
...
Đồng thời, căn cứ tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ bao gồm:
a) Hàng hóa đặt gia công tại Việt Nam và được tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt gia công bán cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam;
b) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
c) Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
Như vậy, hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất là hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ.
Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất có phải là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nội địa bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất có phải lập tờ khai hải quan không? Nếu không mở tờ khai thì có được áp dụng thuế suất 0% không?
Doanh nghiệp nội địa bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất có phải lập tờ khai hải quan không?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
...
3. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
...
Đồng thời, theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC về hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu:
Hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan
1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
a) Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
b) Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
c) Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
d) Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:
d.1) Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
d.2) Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.
Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
e) Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;
g) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;
Các chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e khoản này nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
...
Căn cứ tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất:
Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
...
4. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản này và các trường hợp không phải làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan như sau:
...
b) Vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của người lao động làm việc tại doanh nghiệp chế xuất không phải thực hiện quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng được lựa chọn thực hiện hoặc không phải thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam;
...
Như vậy, doanh nghiệp nội địa bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất thì phải lập tờ khai hải quan theo quy định.
Lưu ý: Doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện hoặc không phải thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.
Về vấn về Thuế suất 0% thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất:
Như đã phân tích ở trên thì, hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất là hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ.
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế suất 0%:
Thuế suất 0%
1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.
Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
a) Hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
...
- Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật:
...
+ Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật.
...
2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:
a) Đối với hàng hóa xuất khẩu:
- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
- Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.
...
Như vậy, có thể thấy rằng, một trong những điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu là phải có tờ khai hải quan theo quy định.
Hay nói cách khác, để được áp dụng thuế suất 0% thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất thì phải có tờ khai hải quan theo quy định.
Lưu ý: Doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp nội địa được lựa chọn thực hiện hoặc không phải thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.
Cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất giám sát hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất khi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 74 Thông tư 38/2015/TT-BTC về nguyên tắc chung:
Nguyên tắc chung
2. Hàng hóa DNCX mua từ nội địa hoặc nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu theo quy định khi trao đổi, mua bán trong nội địa không phải làm thủ tục hải quan.
3. Cơ quan hải quan quản lý khu chế xuất, DNCX chỉ giám sát trực tiếp tại cổng ra, vào của khu chế xuất, DNCX khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan.
Như vậy, đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất, cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp chế xuất chỉ giám sát trực tiếp tại cổng ra, vào của doanh nghiệp chế xuất khi cần thiết theo quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục thành lập trường đại học công lập, cho phép thành lập trường đại học tư thục theo Nghị định 125 ra sao?
- Tổng hợp các ngày lễ tết trong năm 2025? Người lao động được nghỉ các ngày lễ tết nào trong năm 2025?
- Hội đồng thành viên DATC làm việc theo chế độ gì? Thành viên Hội đồng thành viên DATC phải có kinh nghiệm làm việc thế nào?
- Cá nhân không lắp điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ trong bao lâu thì bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký phát triển?
- Trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học theo Nghị định 125 ra sao?