Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo nếu do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ?
- Hỗ trợ đào tạo nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến như thế nào?
- Chuyên đề đào tạo nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến là gì?
- Quy trình tổ chức đào tạo hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến như thế nào?
Hỗ trợ đào tạo nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về hỗ trợ đào tạo nhân lực trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến
- Hỗ trợ tối đa 70% tổng chi phí của một khóa đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp;
- Hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khoá đào tạo nhân lực tại doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ và doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp xã hội nhưng không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp.
Như vậy, quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ được hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khoá đào tạo nhân lực nhưng không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo nếu do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều lao động nữ?
Chuyên đề đào tạo nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến là gì?
Theo Mục 4 Phụ lục 3.1 ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT quy định về chuyên đề đào tạo nhân lực do doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến bao gồm:
- Quản trị nhân sự với nội dung chuyên sâu phù hợp với doanh nghiệp sản xuất, chế biến
- Quản trị tài chính, chi phí với nội dung chuyên sâu phù hợp với doanh nghiệp sản xuất, chế biến
- Quản trị sản xuất, công nghệ với nội dung chuyên sâu phù hợp với doanh nghiệp sản xuất, chế biến
- Quản trị marketing, bán hàng, thị trường, chuỗi cung ứng với nội dung chuyên sâu phù hợp với doanh nghiệp sản xuất, chế biến
- Quản trị rủi ro với nội dung chuyên sâu phù hợp với doanh nghiệp sản xuất, chế biến
- Quản trị hệ thống thông tin nội bộ với nội dung chuyên sâu phù hợp với doanh nghiệp sản xuất, chế biến
- Quản trị chiến lược với nội dung chuyên sâu phù hợp với doanh nghiệp sản xuất, chế biến
- Các nội dung về chuyển đổi số liên quan đến quản trị doanh nghiệp với nội dung chuyên sâu phù hợp với doanh nghiệp sản xuất, chế biến
- Đào tạo phát triển các kỹ năng, tâm lý cho người lao động, cán bộ quản lý với nội dung chuyên sâu phù hợp với doanh nghiệp sản xuất, chế biến
- Các chuyên đề khác liên quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh, vận hành doanh nghiệp với nội dung chuyên sâu phù hợp với doanh nghiệp sản xuất, chế biến.
Quy trình tổ chức đào tạo hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến như thế nào?
Theo Mục 4 Phụ lục 3.2 ban hành kèm theo Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT quy định về chuyên đề đào tạo khởi sự kinh doanh bao gồm:
Bước 1. Chuẩn bị tổ chức khóa đào tạo nhân lực:
- Đơn vị đào tạo khảo sát nhu cầu đào tạo của DNNVV (nếu cần) và thực hiện chiêu sinh:
+ Hoạt động khảo sát gồm: gửi phiếu khảo sát, gọi điện thoại, đến trực tiếp doanh nghiệp để tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu đào tạo.
- DNNVV điền Phiếu đăng ký theo Mẫu 1 Phụ lục 3.3 Thông tư này để cử người lao động, người quản lý các bộ phận chuyên môn, người quản lý điều hành của doanh nghiệp tham gia khóa đào tạo.
- Đơn vị đào tạo lập danh sách học viên và tìm giảng viên, báo cáo viên phù hợp.
Bước 2. Tổ chức khóa đào tạo:
- Đối với đơn vị đào tạo:
- Quyết định tổ chức khóa đào tạo: Lãnh đạo đơn vị đào tạo ban hành quyết định về việc tổ chức khóa đào tạo gồm các nội dung sau: tên chuyên đề đào tạo (kèm theo bộ tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo); thời gian, địa điểm tổ chức khóa đào tạo; chương trình đào tạo theo từng ngày; danh sách giảng viên, cộng tác viên tham gia giảng dạy (kèm theo lý lịch giảng viên, cộng tác viên); danh sách học viên tham dự; dự toán kinh phí khóa đào tạo; danh sách cán bộ quản lý khóa đào tạo.
- Mời giảng viên, báo cáo viên:
+ Trường hợp giảng viên, báo cáo viên giảng dạy trực tiếp toàn bộ: thực hiện đưa đón, bố trí ăn, nghỉ cho giảng viên, báo cáo viên; chi trả thù lao giảng dạy của giảng viên, báo cáo viên.
+ Trường hợp giảng viên giảng dạy cả trực tiếp và trực tuyến: chuẩn bị các nội dung cần thiết cho việc giảng dạy trực tiếp, trực tuyến của giảng viên, báo cáo viên theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1.2 Bước 2 Mục 1 Phụ lục 3.2 Thông tư này tương ứng với thời gian giảng dạy trực tiếp, trực tuyến.
- Chuẩn bị tài liệu học tập cho học viên học trực tiếp; chuẩn bị tài liệu học tập bản điện tử cho học viên học trực tuyến.
- Chuẩn bị văn phòng phẩm cho học viên học trực tiếp (nếu cần).
- Chuẩn bị hội trường và hậu cần phục vụ khóa học: Đơn vị đào tạo chuẩn bị hội trường và hậu cần phục vụ khóa học chỉ khi DNNVV không có hội trường để tổ chức khóa đào tạo.
+ Trường hợp 100% học viên học trực tiếp: chuẩn bị hội trường, máy tính, máy chiếu và các thiết bị phục vụ giảng dạy trực tiếp; bố trí dịch vụ điện, nước, vệ sinh, trông giữ xe.
+ Trường hợp có từ 30% học viên học trực tiếp, số còn lại học trực tuyến: Đối với các học viên học trực tiếp: chuẩn bị c ác nội dung quy định tại điểm a khoản 1.5 bước 2 Mục 1 Phụ lục 3.2 Thông tư này phù hợp với quy mô học viên. Đối với học viên học trực tuyến: thuê, mua đường truyền; thuê, mua công cụ và thiết bị đặc thù phục vụ đào tạo trực tuyến phù hợp với quy mô học viên.
- Tổ chức khai giảng: hoa tươi, băng-rôn, khuyến khích sử dụng phông ảnh điện tử.
- Chuẩn bị giải khát giữa giờ cho học viên học trực tiếp.
- Đối với học viên học trực tiếp: lập danh sách điểm danh, ký xác nhận tham gia khóa học theo từng buổi
- Đối với học viên học trực tuyến: có hình ảnh minh chứng tham gia khóa học theo từng buổi.
- Cấp chứng nhận đã tham gia khóa đào tạo cho học viên nếu có nhu cầu. Nội dung chứng nhận bao gồm thông tin của học viên, thông tin khóa đào tạo thuộc chương trình hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV-Luật Hỗ trợ DNNVV.
- Lưu trữ tư liệu, hình ảnh minh chứng việc tổ chức khóa đào tạo.
Thông tư Thông tư 06/2022/TT-BKHĐT có hiệu lực từ ngày 25/06/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?
- Hướng dẫn quy trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng mới nhất hiện nay? Lựa chọn nhà đầu tư qua mạng là gì?