Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có cần thành lập Ban kiểm soát không?
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có cần thành lập Ban kiểm soát không?
Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quy định tại Điều 90 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Cơ cấu tổ chức quản lý
Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:
1. Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
2. Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
Theo đó, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
Như vậy, có thể thấy doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bắt buộc phải có Ban kiểm soát.
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có cần thành lập Ban kiểm soát không? (Hình từ Internet)
Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước có tối đa bao nhiêu người?
Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước được quy định tại Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Ban kiểm soát, Kiểm soát viên
1. Căn cứ quy mô của công ty, cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập Ban kiểm soát có từ 01 đến 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát. Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó. Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
2. Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.
3. Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên phải có tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc; Trưởng Ban kiểm soát phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc;
...
Như vậy, theo quy định, Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước có tối đa 05 Kiểm soát viên, trong đó có Trưởng Ban kiểm soát.
Việc thành lập Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước được cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định dựa trên quy mô của công ty.
Nhiệm kỳ Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ liên tục tại công ty đó.
Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 01 Kiểm soát viên thì Kiểm soát viên đó đồng thời là Trưởng Ban kiểm soát và phải đáp ứng tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước có quyền chất vấn những ai?
Quyền của Ban kiểm soát được quy định tại khoản 1 Điều 105 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Quyền của Ban kiểm soát
1. Tham gia các cuộc họp Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn, trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc về kế hoạch, dự án, chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý, điều hành công ty.
2. Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản lý, điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
3. Yêu cầu Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty.
4. Yêu cầu người quản lý công ty báo cáo về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công ty con khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
...
Như vậy, Ban kiểm soát doanh nghiệp nhà nước có quyền chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc về kế hoạch, dự án, chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý, điều hành công ty.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong truyện đó? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học mới nhất là mẫu nào?
- Viết đoạn văn tả đặc điểm nổi bật của một cây bóng mát chọn lọc? Viết đoạn văn tả cây bóng mát? Nhiệm vụ HS tiểu học?
- Tải mẫu bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng mới nhất? Yêu cầu đối với bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng công trình?
- Quy trình, thủ tục xét thưởng đột xuất trong Bộ Nội vụ như thế nào? 05 tiêu chí chấm điểm thành tích công tác đột xuất?