Ban kiểm soát được kiểm tra sổ sách kế toán của tổ chức tín dụng trong trường hợp nào theo quy định?
Ban kiểm soát được kiểm tra sổ sách kế toán của tổ chức tín dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 52 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban kiểm soát như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát
...
7. Kiểm tra sổ sách kế toán, các tài liệu khác và công việc quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức tín dụng khi xét thấy cần thiết hoặc trong các trường hợp sau đây:
a) Theo nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
b) Theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước hoặc của cổ đông lớn, nhóm cổ đông lớn, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, Hội đồng thành viên phù hợp với quy định của pháp luật. Việc kiểm tra được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo, giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
8. Kịp thời thông báo cho Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên khi phát hiện người quản lý, người điều hành tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Điều lệ, quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, chủ sở hữu, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; yêu cầu người vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả (nếu có).
...
Như vậy, Ban kiểm soát được kiểm tra sổ sách kế toán của tổ chức tín dụng trong trường hợp:
(1) Xét thấy cần thiết;
(2) Theo nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông;
(3) Theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước hoặc của cổ đông lớn, nhóm cổ đông lớn, chủ sở hữu, thành viên góp vốn, Hội đồng thành viên phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Việc kiểm tra được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo, giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Ban kiểm soát được kiểm tra sổ sách kế toán của tổ chức tín dụng trong trường hợp nào? (hình từ internet)
Ban kiểm soát có quyền đình chỉ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chức danh nào trong tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo Điều 47 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định như sau:
Đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát và người điều hành tổ chức tín dụng
...
2. Ban kiểm soát đặc biệt có quyền đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; người điều hành tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nếu xét thấy cần thiết.
3. Người bị đình chỉ, tạm đình chỉ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải tham gia xử lý các tồn tại và vi phạm có liên quan đến trách nhiệm cá nhân khi có yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng hoặc Ban kiểm soát đặc biệt.
Như vậy, chỉ có Ban kiểm soát đặc biệt mới có quyền đình chỉ việc thực hiện quyền nghĩa vụ của các chức danh trong tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt nếu xét thấy cần thiết. Cụ thể:
- Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị;
- Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên;
- Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát;
- Người điều hành.
Lưu ý: Tại khoản 6 Điều 163 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì Ban kiểm soát đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước thành lập để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng đương nhiên mất tư cách trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng đương nhiên mất tư cách trong trường hợp:
(1) Thuộc một trong các trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ quy định tại Điều 42 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
(2) Là người đại diện phần vốn góp của một tổ chức là cổ đông hoặc thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng khi tổ chức đó bị chấm dứt tồn tại;
(3) Không còn là người đại diện phần vốn góp theo ủy quyền của cổ đông, thành viên góp vốn là tổ chức;
(4) Bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(4) Khi tổ chức tín dụng đó bị thu hồi Giấy phép;
(5) Khi hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc) hết hiệu lực;
(6) Không còn là thành viên của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân đó;
(7) Chết.
Lưu ý: Sau khi đương nhiên mất tư cách, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng vẫn phải chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trong thời gian đương nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?
- Khi nào khởi tố vụ án hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ?
- Hoạt động thuê ngoài là gì? Quản lý hoạt động thuê ngoài của tổ chức tín dụng phi ngân hàng gồm các hoạt động nào?
- Kiểm toán viên nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Kiểm toán viên không được kiểm toán đối với các bộ phận?