Doanh nghiệp nhà nước được phép mua xe ô tô phục vụ cho công tác chung của doanh nghiệp trong hạn mức bao nhiêu?
- Doanh nghiệp Nhà nước có thể sở hữu tối đa bao nhiêu xe ô tô để phục vụ cho công việc của doanh nghiệp?
- Doanh nghiệp nhà nước được phép mua xe ô tô phục vụ cho công tác chung của doanh nghiệp trong hạn mức bao nhiêu?
- Doanh nghiệp Nhà nước muốn thanh lý xe ô tô cũ thì trình tự thủ tục thực hiện thanh lý tài sản như thế nào?
Doanh nghiệp Nhà nước có thể sở hữu tối đa bao nhiêu xe ô tô để phục vụ cho công việc của doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 04/2019/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô có quy định về việc trang bị xe ô tô cho công ty nhà nước như sau:
"Điều 14. Xe ô tô phục vụ công tác chung của doanh nghiệp nhà nước
1. Định mức sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung cho các chức danh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định này khi đi công tác:
a) Đối với Tập đoàn kinh tế: Tối đa 02 xe/01 Tập đoàn;
b) Doanh nghiệp nhà nước không thuộc quy định tại điểm a khoản này: Tối đa 01 xe/01 đơn vị.
2. Doanh nghiệp nhà nước quản lý xe ô tô để bố trí cho các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô theo quy định khi đi công tác."
Theo đó, đối với doanh nghiệp nhà nước sẽ tùy vào đối tượng:
- Đối với Tập đoàn kinh tế: Tối đa 02 xe/01 Tập đoàn;
- Doanh nghiệp nhà nước không thuộc Tập đoàn kinh tế: Tối đa 01 xe/01 đơn vị.
Doanh nghiệp nhà nước được phép mua xe ô tô phục vụ cho công tác chung của doanh nghiệp trong hạn mức bao nhiêu?
Doanh nghiệp nhà nước được phép mua xe ô tô phục vụ cho công tác chung của doanh nghiệp trong hạn mức bao nhiêu?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 04/2019/NĐ-CP quy định về giá mua xe ô tô của doanh nghiệp Nhà nước như sau:
"Điều 16. Giá mua xe ô tô
1. Giá mua xe ô tô phục vụ công tác chung quy định tại các Điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định này tối đa là 720 triệu đồng/xe. Trường hợp cần thiết phải mua xe ô tô 2 cầu do thường xuyên phải đi công tác đến địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc xe ô tô từ 12 đến 16 chỗ ngồi thì giá mua tối đa là 1.100 triệu đồng/xe.
2. Giá mua xe ô tô quy định tại khoản 1 Điều này là giá mua đã bao gồm các loại thuế phải nộp theo quy định của pháp luật; chưa bao gồm lệ phí trước bạ, lệ phí cấp biển số xe, phí bảo hiểm, phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ liên quan đến việc sử dụng xe. Trường hợp xe ô tô được miễn các loại thuế thì phải tính đủ số thuế được miễn vào giá mua để xác định tiêu chuẩn, định mức."
Như vậy, doanh nghiệp được phép mua xe ô tô để phục vụ công tác chung của doanh nghiệp trong hạn mức tối 720 triệu đồng/xe.
Trường hợp cần thiết phải mua xe ô tô 2 cầu do thường xuyên phải đi công tác đến địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc xe ô tô từ 12 đến 16 chỗ ngồi thì giá mua tối đa là 1.100 triệu đồng/xe.
Doanh nghiệp Nhà nước muốn thanh lý xe ô tô cũ thì trình tự thủ tục thực hiện thanh lý tài sản như thế nào?
Căn cứ Điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) quy định về việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định như sau:
"Điều 27. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
...
3. Phương thức thanh lý, nhượng bán tài sản cố định:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện việc nhượng bán tài sản cố định bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trường hợp nhượng bán tài sản cố định có giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán dưới 100 triệu đồng, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường. Trường hợp tài sản cố định không có giao dịch trên thị trường thì doanh nghiệp được thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá làm cơ sở bán tài sản theo các phương thức trên.
b) Trường hợp chuyển nhượng tài sản cố định gắn liền với đất phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định thành lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Thành phần Hội đồng gồm: Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Kế toán trưởng, các trưởng phòng có liên quan; đại diện Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp và một số chuyên gia am hiểu về tính năng kỹ thuật của tài sản cố định (nếu cần). Nhiệm vụ của Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp gồm:
- Xác định thực trạng về kỹ thuật, giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán;
- Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến trường hợp tài sản cố định mới đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế phải nhượng bán nhưng không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư, tài sản chưa khấu hao hết đã bị hư hỏng không thể sửa chữa được phải thanh lý, nhượng bán để báo cáo chủ sở hữu xử lý theo quy định;
- Tổ chức xác định hoặc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị có thể thu được của tài sản thanh lý, nhượng bán;
- Tổ chức bán đấu giá hoặc thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá các loại tài sản thanh lý nhượng bán theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản tự kết thúc hoạt động sau khi hoàn tất việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp.
b) Trường hợp khi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện dự án đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp phải dỡ bỏ hoặc hủy bỏ tài sản cố định cũ thì việc thanh lý và hạch toán tài sản cố định cũ khi dỡ bỏ hoặc hủy bỏ của doanh nghiệp thực hiện như đối với trường hợp thanh lý tài sản cố định quy định tại Điều này."
Từ quy định trên thì doanh nghiệp sẽ thực hiện thanh lý bằng hình thức đấu giá thông qua một tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản hoặc do doanh nghiệp tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trình tự thủ tục thanh lý thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?