Doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng điều kiện gì?
- Người nước ngoài có được phép kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, gia công, vàng bạc trang sức, mỹ nghệ hay không?
- Doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng điều kiện gì?
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện trách nhiệm gì?
Người nước ngoài có được phép kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, gia công, vàng bạc trang sức, mỹ nghệ hay không?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về hoạt động sản xuất vàng bạc đá quý như sau:
Điều 5. Điều kiện hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
b) Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
2. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Theo quy định này không cấm người nước ngoài hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, tuy nhiên nếu người nước ngoài muốn hoạt động trong lĩnh vực này thì phải thành lập doanh nghiệp theo quy định trên và pháp luật về doanh nghiệp.
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định về hoạt động gia công vàng như sau:
Điều 7. Hoạt động gia công vàng trang sức, mỹ nghệ
Cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp được thực hiện gia công cho doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Đối với hoạt động này người nước ngoài có thể thực hiện gia công cho các doanh nghiệp sản xuất vàng mà không phải thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên phải có đăng ký gia công vàng trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Người nước ngoài có được phép kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, gia công, vàng bạc trang sức, mỹ nghệ hay không?
Doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 5, Điều 8 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định doanh nghiệp muốn kinh doanh, sản xuất, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải đáp ứng điều kiện sau đây:
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh, mua, bán, sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh, mua, bán, sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
Ngoài ra phải chấp hành các trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, sản xuất, mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện trách nhiệm gì?
Đối với doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 6 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:
Điều 6. Trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Thực hiện đóng mã ký hiệu và hàm lượng vàng trên sản phẩm, công bố tiêu chuẩn áp dụng, khối lượng của sản phẩm theo quy định pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm đã công bố do doanh nghiệp sản xuất.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tiêu chuẩn công bố áp dụng và khối lượng sản phẩm do doanh nghiệp thuê gia công.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn, chứng từ.
4. Có phương án bảo đảm an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.
5. Bảo đảm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 9 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:
Điều 9. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
1. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về khối lượng, hàm lượng vàng, giá mua, giá bán các loại sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm bán ra thị trường.
2. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
3. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
4. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
5. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?