Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách đường sắt có trách nhiệm về bảo hiểm như thế nào?
Khi đi tàu hỏa hành khách có được bảo hiểm về tính mạng, sức khoẻ hay không?
Khi đi tàu hỏa hành khách có được bảo hiểm về tính mạng, sức khoẻ hay không? (Hình từ Internet)
Tại Điều 60 Luật Đường sắt 2017 có quy định:
Quyền, nghĩa vụ của hành khách
1. Hành khách có các quyền sau đây:
a) Được hưởng mọi quyền lợi theo đúng hạng vé và không phải trả tiền vận chuyển đối với hành lý mang theo người trong phạm vi khối lượng và chủng loại theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
b) Trả lại vé, đổi vé trước giờ tàu chạy và chịu các khoản chi phí (nếu có) theo quy định của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
c) Được hoàn trả tiền vé, bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh khi bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ và tài sản do lỗi của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật;
d) Được bảo hiểm về tính mạng, sức khoẻ theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:
a) Phải có vé hành khách, vé hành lý và tự bảo quản hành lý mang theo người;
b) Bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt;
c) Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy đi tàu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó việc được bảo hiểm về tính mạng, sức khoẻ theo quy định của pháp luật là quyền của mỗi hành khách khi đi tàu hỏa.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách đường sắt có trách nhiệm về bảo hiểm như thế nào?
Về trách nhiệm bảo hiểm trong kinh doanh vận tải hành khách đường sắt được quy định tại Điều 59 Luật Đường sắt 2017 như sau:
(1) Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách phải mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính trong giá vé hành khách.
(2) Vé hành khách, giấy tờ đi tàu là bằng chứng để chi trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
(3) Việc bảo hiểm cho hành khách thực hiện theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các quyền và nghĩa vụ gì khác?
Bên cạnh trách nhiệm về bảo hiểm thì doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt còn có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 53 Luật Đường sắt 2017, cụ thể như sau:
Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt
1. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp các thông tin về kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt liên quan đến năng lực kết cấu hạ tầng đường sắt;
b) Được sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt trên hệ thống đường sắt để kinh doanh vận tải đường sắt theo quy định;
c) Tạm ngừng chạy tàu khi xét thấy kết cấu hạ tầng đường sắt có nguy cơ mất an toàn chạy tàu đồng thời phải thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình;
d) Được bồi thường thiệt hại do lỗi doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc do tổ chức, cá nhân khác gây ra;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức chạy tàu theo đúng biểu đồ chạy tàu, công lệnh tải trọng, công lệnh tốc độ đã được doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt công bố;
b) Ưu tiên thực hiện vận tải phục vụ nhiệm vụ đặc biệt, an sinh xã hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Phải ngừng chạy tàu khi nhận được thông báo của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;
d) Trả tiền sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt, dịch vụ điều hành giao thông vận tải đường sắt cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt;
đ) Bảo đảm đủ điều kiện an toàn chạy tàu trong quá trình khai thác;
e) Chịu sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt trong việc phòng, chống sự cố, thiên tai, xử lý tai nạn giao thông đường sắt theo quy định của pháp luật;
g) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
h) Cung cấp các thông tin về nhu cầu vận tải, năng lực phương tiện, thiết bị vận tải cho doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt phục vụ cho việc xây dựng, phân bổ biểu đồ chạy tàu và làm cơ sở xây dựng kế hoạch đầu tư nâng cấp, bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
- Thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở được gia hạn khi nào? Bảng giá cho thuê nhà được ban hành ổn định trong bao lâu?
- Tốc độ thiết kế đường bộ theo Thông tư 38/2024 như thế nào? Tốc độ tối đa của xe máy chuyên dùng, xe gắn máy và các loại xe tương tự?
- Trong cơ sở giam giữ phạm nhân trong Quân đội, chế độ sinh hoạt của phạm nhân được quy định như thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích công đoàn năm 2024 cho cá nhân đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?