Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá ở đâu?
- Doanh nghiệp thẩm định giá mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá nhằm mục đích gì?
- Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá được quy định như thế nào?
- Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá được quy định ra sao?
- Khi phải bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra cho người sử dụng kết quả thẩm định giá xử lý thế nào?
Doanh nghiệp thẩm định giá mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá nhằm mục đích gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2014/TT-BTC quy định như sau:
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp
1. Doanh nghiệp thẩm định giá phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để tạo nguồn chi trả bồi thường thiệt hại (nếu có) do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra cho người sử dụng kết quả thẩm định giá. Người sử dụng kết quả thẩm định giá là khách hàng thẩm định giá hoặc là bên thứ ba có liên quan do khách hàng thẩm định giá xác định và được doanh nghiệp thẩm định giá thống nhất ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
Theo đó, mục đích của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp là để tạo nguồn chi trả bồi thường thiệt hại (nếu có) do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra cho người sử dụng kết quả thẩm định giá.
Cũng theo quy định này, người sử dụng kết quả thẩm định giá có thể là khách hàng thẩm định giá hoặc là bên thứ ba có liên quan do khách hàng thẩm định giá xác định và được doanh nghiệp thẩm định giá thống nhất ghi trong hợp đồng thẩm định giá.
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp (hình từ Internet)
Việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 38/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 60/2021/TT-BTC quy định như sau:
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp
...
2. Doanh nghiệp thẩm định giá được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm.
Chi phí mua bảo hiểm được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chiếu theo quy định này, việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá được quy định như sau:
- Doanh nghiệp thẩm định giá được mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm.
- Chi phí mua bảo hiểm được tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá được quy định ra sao?
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 38/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 60/2021/TT-BTC quy định như sau:
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp
...
3. Trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp
a) Trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá thì phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp với mức trích hàng năm là 1% trên doanh thu dịch vụ thẩm định giá (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng), được hạch toán như trường hợp trích lập dự phòng phải trả. Doanh nghiệp phải xây dựng và ban hành quy chế nội bộ quản lý và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp.
b) Khi quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp có số dư cuối năm tài chính tương đương 10% doanh thu dịch vụ thẩm định giá trong năm tài chính thì không tiếp tục trích quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp nữa. Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thẩm định giá thì số dư quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp đã trích lập nhưng chưa sử dụng hết được hạch toán vào thu nhập khác.
Theo đó, việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thẩm định giá được quy định như sau:
- Trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá thì phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp với mức trích hàng năm là 1% trên doanh thu dịch vụ thẩm định giá (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng), được hạch toán như trường hợp trích lập dự phòng phải trả.
+ Doanh nghiệp phải xây dựng và ban hành quy chế nội bộ quản lý và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp.
- Khi quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp có số dư cuối năm tài chính tương đương 10% doanh thu dịch vụ thẩm định giá trong năm tài chính thì không tiếp tục trích quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp nữa.
+ Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thẩm định giá thì số dư quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp đã trích lập nhưng chưa sử dụng hết được hạch toán vào thu nhập khác.
Khi phải bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra cho người sử dụng kết quả thẩm định giá xử lý thế nào?
Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 38/2014/TT-BTC quy định về việc bồi thường cho người sử dụng kết quả khi doanh nghiệp có tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp như sau:
- Khi phải bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp thẩm định giá gây ra cho người sử dụng kết quả thẩm định giá thì doanh nghiệp thẩm định giá được tổ chức kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoạt động ở Việt Nam bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm đã cam kết.
+ Trường hợp doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm, doanh nghiệp sử dụng quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp để bồi thường thiệt hại.
- Trường hợp số tiền phải chi trả bồi thường lớn hơn số tiền được bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm hoặc lớn hơn quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thì phần thiếu sẽ được tính vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?