Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sử dụng hướng dẫn viên du lịch không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp này thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sử dụng hướng dẫn viên du lịch không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp này thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sử dụng hướng dẫn viên du lịch không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp này là bao lâu?
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?
Kinh doanh dịch vụ lữ hành được giải thích theo khoản 9 Điều 3 Luật Du lịch 2017 như sau:
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
Theo đó, kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.
Kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sử dụng hướng dẫn viên du lịch không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp này thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sử dụng hướng dẫn viên du lịch không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp này thì bị phạt theo điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
...
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc không là hội viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch theo quy định;
b) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch không đúng phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch;
c) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để thực hiện chương trình du lịch mà không có hợp đồng hướng dẫn hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo quy định;
d) Không viết hoặc không gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
...
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền trong lĩnh vực du lịch
...
2. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 và 18 Nghị định này là áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền quy định tại Điều 7 Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức.
...
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sử dụng hướng dẫn viên du lịch không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp này thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sử dụng hướng dẫn viên du lịch không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp này là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sử dụng hướng dẫn viên du lịch không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp này được quy định tại Chương I Nghị định 45/2019/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 129/2021/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này, điểm a và điểm b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện và hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc trong lĩnh vực du lịch
a) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đang thực hiện là hành vi có tính chất kéo dài, đã và đang diễn ra tại thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm và hành vi đó vẫn đang trực tiếp xâm hại đến trật tự quản lý nhà nước;
b) Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đã kết thúc là hành vi được thực hiện một lần hoặc nhiều lần và có căn cứ, thông tin chứng minh hành vi đã thực hiện xong trước thời điểm cơ quan, người có thẩm quyền phát hiện, xử lý vi phạm hành chính.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của cơ quan có thẩm quyền thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành sử dụng hướng dẫn viên du lịch không có hợp đồng lao động với doanh nghiệp này là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?