Doanh nghiệp hoạt động xử lý chất thải nguy hại thì cần phải có những giấy phép nào? Và đáp ứng về công nghệ ra sao?

Em ơi, cho chị những điều kiện của ngành nghề xử lý chất thải với. Chị nhớ xử lý nước thải là ngành nghề có điều kiện. Nên chị muốn biết yêu cầu về: + Giấy phép + Công nghệ + Đối tượng được hoạt động trong ngành + Báo cáo cho chính quyền định kỳ Câu hỏi của chị Thắm (Quảng Bình).

Căn cứ Phụ lục IV ban hành kèm Luật đầu tư 2020 thì kinh doanh dịch vụ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại mới thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nếu xử lý nước thải thông thường thì không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chị chỉ cần đăng ký mã ngành nghề phù hợp là được.

Những giấy phép nào thì cần thiết đối với doanh nghiệp hoạt động xử lý chất thải nguy hại?

Xử lý chất thải

Xử lý chất thải (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 70 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định:

Xử lý chất thải nguy hại
1. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại phải có giấy phép môi trường trong đó có nội dung dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo quy định hoặc giấy phép môi trường thành phần là giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường, trừ trường hợp quy định tại khoản 19 Điều 168 Nghị định này.

Theo quy định trên thì để cung cấp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại, đơn vị cần xin giấy phép môi trường trong đó có nội dung dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường chị thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường 2020, điều này được hướng dẫn bởi Điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Nội dung chính của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường chị xem thêm Điều 28 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Sau khi được cấp giấy phép môi trường, đơn vị thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo hướng dẫn tại Điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

Biểu mẫu chị tham khảo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

Doanh nghiệp hoạt động xử lý chất thải nguy hại phải đảm bảo về mặt công nghệ như thế nào?

Tại khoản 4 Điều 69 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định:

Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại
...
4. Trường hợp thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép môi trường có nội dung về dịch vụ xử lý chất thải nguy hại có trách nhiệm thực hiện các nội dung sau đây:
a) Lắp đặt thiết bị định vị đối với các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại và cung cấp tài khoản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát, quản lý;
b) Trong trường hợp có nhu cầu thuê phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại, phải ký hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển, chịu trách nhiệm đối với hoạt động của phương tiện vận chuyển trong thời gian thuê và không được cho thuê lại phương tiện vận chuyển đó.

Doanh nghiệp hoạt động xử lý chất thải nguy hại phải đảm bảo lắp đặt thiết bị định vị đối với các phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại và cung cấp tài khoản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát, quản lý.

Về đối tượng hoạt động trong ngành: Theo Cam kết 318/WTO-CK thì hiện không còn hạn chế tỉ lệ vốn góp của phía nước ngoài do đó doanh nghiệp có vốn nước ngoài cũng có thể đầu tư vào lĩnh vực này.

Doanh nghiệp hoạt động xử lý chất thải nguy hại có thể gửi báo cáo định kỳ bằng những hình thức nào?

Đơn vị thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường hằng năm theo hướng dẫn tại Điều 66 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định:

Nội dung, hình thức và thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
...
2. Thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường: Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ báo cáo các cơ quan quy định tại khoản 5 Điều này về công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) trước ngày 05 tháng 01 của năm tiếp theo; chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp báo cáo các cơ quan quy định tại khoản 5 Điều này về công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) trước ngày 10 tháng 01 của năm tiếp theo.
3. Hình thức báo cáo công tác bảo vệ môi trường: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:
a) Báo cáo bằng văn bản giấy, có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và bản điện tử (file.doc). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo phương thức quy định tại các điểm b, c, và d khoản 4 Điều này;
b) Báo cáo bằng văn bản điện tử theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền và đóng dấu điện tử của đơn vị. Báo cáo theo hình thức này được gửi theo quy định tại điểm a và điểm đ khoản 4 Điều này.
...

Doanh nghiệp hoạt động xử lý chất thải nguy hại có thể gửi báo cáo định kỳ bằng văn bản giấy hoặc bằng văn bản điện tử.

Chất thải nguy hại
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Công ty sản xuất phát sinh chất thải nguy hại < 600kg/năm chưa ký được hợp đồng với đơn vị xử lý chất thải phải làm thế nào?
Pháp luật
Khi thanh lý máy móc cũ bao gồm: Tủ điện, máy điều hòa, máy photocopy,…. thì có phải là bán chất thải nguy hại không?
Pháp luật
Chủ chất thải nguy hại không trang bị thiết bị báo động ở khu vực lưu giữ chất thải nguy hại thì bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp có hành vi chôn lấp từ 2.500 kg đến dưới 3.000 kg chất thải nguy hại sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Doanh nghiệp không phân định chất thải nguy hại theo danh mục và ngưỡng chất thải nguy hại sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Chủ nguồn chất thải nguy hại có trách nhiệm khai báo khối lượng chất thải nguy hại trong nội dung đăng ký môi trường không?
Pháp luật
Chủ nguồn thải chất thải nguy hại thuê phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại có phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền không?
Pháp luật
Hành vi không cung cấp đầy đủ chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác quản lý sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Những chất thải nào được xem là chất thải nguy hại không lây nhiễm trong cơ sở y tế? Phân loại chất thải nguy hại không lây nhiễm thực hiện ra sao?
Pháp luật
Mẫu Thông báo vận chuyển xuyên biên giới chất thải nguy hại theo Công ước Basel bằng tiếng Anh là mẫu nào?
Pháp luật
Dầu thải chứa axit từ quá trình lọc dầu có phải là chất thải nguy hại không? Thiết bị lưu chứa phải đáp ứng yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải nguy hại
18,914 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất thải nguy hại

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất thải nguy hại

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào