Doanh nghiệp hỗ trợ người lao động trong việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho mẹ kế của người lao động thì khoản này có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không?

Tôi có câu hỏi muốn được giải đáp như sau doanh nghiệp hỗ trợ người lao động trong việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho mẹ kế của người lao động thì khoản này có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không? Câu hỏi của anh D (Đà Nẵng).

Mẹ kế có được xem là thân nhân của người lao động hay không?

Căn cứ tại khoản 16 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia định 2014 về thành viên gia đình như sau:

16. Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị, em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

Như vậy, mẹ kế là thành viên trong gia đình. Hay nói cách khác, mẹ kế được xem là thân nhân của người lao động.

Doanh nghiệp hỗ trợ người lao động trong việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho mẹ kế của người lao động thì khoản này có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không?

Doanh nghiệp hỗ trợ người lao động trong việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho mẹ kế của người lao động thì khoản này có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không?

Doanh nghiệp hỗ trợ người lao động trong việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho mẹ kế của người lao động thì khoản này có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
1. Thu nhập từ kinh doanh
Thu nhập từ kinh doanh là thu nhập có được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực sau:
a) Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật như: sản xuất, kinh doanh hàng hóa; xây dựng; vận tải; kinh doanh ăn uống; kinh doanh dịch vụ, kể cả dịch vụ cho thuê nhà, quyền sử dụng đất, mặt nước, tài sản khác.
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:
g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.
g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.
g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm.

Như vậy, trong trường doanh nghiệp hỗ trợ người lao động trong việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho mẹ kế của người lao động thì khoản này không tính vào thu nhập chịu thuế.

Doanh nghiệp khi chi tiền hỗ trợ người lao động trong việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho mẹ kế của người lao động có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ tại điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

Theo đó, doanh nghiệp chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí;

Bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo.

Tóm lại, trong trường doanh nghiệp hỗ trợ người lao động trong việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho mẹ kế của người lao động thì khoản này không tính vào thu nhập chịu thuế.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bác sĩ chuyên khoa làm việc tại khoa khám chữa bệnh cho cán bộ cấp cao phải là bác sĩ chuyên khoa có trình độ sau đại học từ chuyên khoa cấp I trở lên?
Pháp luật
Thủ tục thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT áp dụng từ ngày 16/07/2024? Mức thanh toán chi phí KCB BHYT từ 1/7/2024 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu bàn giao người bệnh chuyển khoa tại cơ sở khám chữa bệnh đối với bác sĩ là mẫu nào? Nội dung mẫu bàn giao bao gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu giấy cam kết từ chối sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh là mẫu nào? Tải mẫu từ chối sử dụng dịch vụ về ở đâu?
Pháp luật
Người hành nghề y có nghĩa vụ đối với nghề nghiệp, nghĩa vụ đối với xã hội như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Người hành nghề có được từ chối khám chữa bệnh cho người bệnh là người thành niên và rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự không?
Pháp luật
Mẫu giấy chứng nhận phẫu thuật khi cơ sở khám chữa bệnh có hoạt động xâm nhập vào cơ thể người bệnh là mẫu giấy nào?
Pháp luật
Hao hụt thuốc do thuốc bị vỡ khi phân chia liều tại cơ sở khám chữa bệnh thì có được thanh toán chi phí hao hụt không?
Pháp luật
Cơ sở khám chữa bệnh không có đủ các chuyên khoa theo nội dung thực hành có được tiến hành hướng dẫn thực hành khám chữa bệnh không?
Pháp luật
Điều kiện về nhân sự đối với tổ chức khám chữa bệnh nhân đạo lưu động theo hình thức đoàn khám chữa bệnh là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
738 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Văn bản liên quan đến Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào