Doanh nghiệp được kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán có được từ chối cung cấp thông tin cho Đoàn kiểm tra không?
Doanh nghiệp được kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán có được từ chối cung cấp thông tin cho Đoàn kiểm tra không?
Quyền của doanh nghiệp được kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 09/2021/TT-BTC quy định về quyền của đối tượng được kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng được kiểm tra trực tiếp
1. Quyền của đối tượng được kiểm tra
a) Trường hợp có lý do bất khả kháng hoặc lý do khách quan, đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán được đề nghị cơ quan chủ trì kiểm tra thay đổi thời gian kiểm tra trực tiếp tại đơn vị. Đơn vị phải thông báo cho cơ quan chủ trì kiểm tra chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày kiểm tra theo kế hoạch. Thời gian kiểm tra đề nghị thay đổi phải đảm bảo không muộn hơn 30 ngày kể từ ngày dự kiến kiểm tra theo kế hoạch đã được thông báo;
b) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ trì kiểm tra, Trưởng Đoàn kiểm tra khi có căn cứ cho rằng thành viên Đoàn kiểm tra vi phạm tính độc lập;
c) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Giải trình, kiến nghị với cơ quan chủ trì kiểm tra về những nội dung còn có ý kiến khác nhau trong kết luận kiểm tra của Đoàn kiểm tra.
Theo đó, doanh nghiệp được kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán có quyền từ chối cung cấp thông tin, tài liệu cho Đoàn kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán nếu thông tin, tài liệu đó không liên quan đến nội dung kiểm tra, thông tin thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Doanh nghiệp được kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán có nghĩa vụ gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 09/2021/TT-BTC thì doanh nghiệp được kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán có nghĩa vụ như sau:
- Bố trí những người có trách nhiệm liên quan làm việc với Đoàn kiểm tra;
- Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn kiểm tra thực hiện công việc kiểm tra, báo cáo hoặc cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
- Trao đổi với Đoàn kiểm tra về tình hình của đơn vị và giải trình, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực các tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm tra theo quy định hoặc theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra;
- Ký Biên bản kiểm tra ngay khi kết thúc cuộc kiểm tra;
- Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày ký Biên bản kiểm tra, đơn vị được kiểm tra phải có thông báo bằng văn bản với cơ quan chủ trì kiểm tra về kết quả thực hiện các kiến nghị để khắc phục các sai sót, tồn tại và hạn chế đã được Đoàn kiểm tra phát hiện trong quá trình kiểm tra.
Những đối tượng nào được kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 09/2021/TT-BTC quy định như sau:
Đối tượng được kiểm tra hoạt động dịch vụ kế toán
Đối tượng được kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán là các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 2 Thông tư này.
Và tại Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTC quy định các đối tượng được kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán bao gồm:
Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm:
1. Các đơn vị có thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định của Luật kế toán năm 2015, bao gồm:
a) Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;
c) Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam;
d) Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có cung cấp dịch vụ kế toán.
2. Người hành nghề dịch vụ kế toán, bao gồm:
a) Kế toán viên hành nghề tại các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Kế toán viên hành nghề và kiểm toán viên hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có thực hiện cung cấp dịch vụ kế toán.
3. Tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế có cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của Luật Quản lý thuế năm 2019 và người có chứng chỉ kế toán viên làm việc tại tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế có cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ.
...
5. Đơn vị, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán.
Như vậy, các doanh nghiệp là đối tượng được kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán có thể kể đến như sau:
- Các doanh nghiệp có thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định của Luật Kế toán 2015, bao gồm:
+ Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;
+ Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam;
+ Doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam có cung cấp dịch vụ kế toán.
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế có cung cấp dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú như thế nào? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú được xác định thế nào?
- Mẫu đề cương nhiệm vụ khảo sát xây dựng? Việc lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng là bước thứ mấy trong trình tự khảo sát xây dựng?
- Mẫu Giấy phép vận chuyển pháo hoa cho tổ chức, doanh nghiệp để kinh doanh mới nhất theo quy định?
- Nghị luận Học sinh với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt lớp 8? Quyền và nhiệm vụ của học sinh lớp 8 như thế nào?
- 16 ngày nghỉ hằng năm theo hợp đồng lao động 12 tháng áp dụng đối với người lao động thuộc đối tượng nào?