Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thời hạn bao lâu để tiến hành thủ tục giải thể?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thời hạn bao lâu để tiến hành thủ tục giải thể?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể thì người lao động tại doanh nghiệp có được hưởng chính sách gì không?
- Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có những trách nhiệm gì khi tiến hành giải thể?
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thời hạn bao lâu để tiến hành thủ tục giải thể?
Căn cứ Điều 47 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về thời hạn thực hiện giải thể của doanh nghiệp như sau:
Thời hạn giải thể doanh nghiệp
1. Thời gian giải thể doanh nghiệp không quá 01 năm kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực và có thể kéo dài thêm nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp được người quyết định giải thể đồng ý bằng văn bản. Trường hợp có vướng mắc, khó khăn dẫn đến kéo dài thời gian giải thể so với thời hạn nêu trên thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thời hạn giải thể thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.
Theo quy đinh trên thì thời gian giải thể doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không quá 01 năm kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực và có thể kéo dài thêm nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp được người quyết định giải thể đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp có vướng mắc, khó khăn dẫn đến kéo dài thời gian giải thể so với thời hạn nêu trên thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thời hạn bao lâu để tiến hành thủ tục giải thể? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể thì người lao động tại doanh nghiệp có được hưởng chính sách gì không?
Căn cứ Điều 46 Nghị định 23/2022/NĐ-CP thì khi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể, người lao động tại doanh nghiệp sẽ được hưởng một số chính sách sau:
(1) Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.
(2) Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động hoặc chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
(3) Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và Kiểm soát viên làm việc theo chế độ bổ nhiệm được cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét từng trường hợp cụ thể để bố trí việc làm sau khi giải thể doanh nghiệp. Trường hợp làm việc theo chế độ bổ nhiệm mà không bố trí được việc làm thì được giải quyết chế độ tinh giản biên chế theo quy định.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có những trách nhiệm gì khi tiến hành giải thể?
Căn cứ Điều 45 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khi tiến hành giải thể như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp bị giải thể
1. Khi có quyết định giải thể, doanh nghiệp bị giải thể phải niêm yết công khai quyết định giải thể tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp và đăng báo điện tử hoặc báo viết trong 03 số liên tiếp kèm theo thông báo về ngày doanh nghiệp chấm dứt hoạt động và thời gian yêu cầu các chủ nợ đến đối chiếu nợ.
2. Kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể có trách nhiệm:
a) Không thực hiện tất cả các hoạt động bị cấm theo quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp;
b) Chấm dứt các hoạt động kinh doanh, thanh toán các khoản nợ phải trả, cho mượn tài sản, giữ hộ tài sản;
c) Khóa sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
d) Lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả (chia ra nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần, nợ không có bảo đảm); danh sách khách nợ và số nợ phải thu (chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi);
đ) Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, doanh nghiệp phải bàn giao cho Hội đồng giải thể:
a) Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến việc giải thể của doanh nghiệp; danh sách các chủ nợ, khách nợ của doanh nghiệp;
b) Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp (kể cả tài sản chưa thu hồi được), tài sản nhận giữ hộ, đi mượn, đi thuê.
Theo đó, kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bị giải thể có trách nhiệm:
(1) Không thực hiện tất cả các hoạt động bị cấm theo quy định tại Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2020;
(2) Chấm dứt các hoạt động kinh doanh, thanh toán các khoản nợ phải trả, cho mượn tài sản, giữ hộ tài sản;
(3) Khóa sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
(4) Lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả (chia ra nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần, nợ không có bảo đảm); danh sách khách nợ và số nợ phải thu (chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi);
(4) Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?