Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải phải đáp ứng được các điều kiện như thế nào?
Các dịch vụ nào cần đáp ứng điều kiện về cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải?
Căn cứ theo Điều 1 Nghị định 70/2016/NĐ-CP có quy định các dịch vụ nào cần đáp ứng điều kiện về cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải theo Nghị định này gồm có:
(1) Thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;
(2) Thông báo hàng hải;
(3) Khảo sát phục vụ Thông báo hàng hải;
(4) Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải;
(5) Khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải; xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải;
(6) Thông tin điện tử hàng hải;
(7) Hoa tiêu hàng hải;
(8) Thanh thải chướng ngại vật;
(9) Nhập khẩu pháo hiệu hàng hải.
Các dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải khác không thuộc các dịch vụ nêu trên thì được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải phải đáp ứng được các điều kiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Dịch vụ thông tin điện tử hàng hải được hiểu thế nào?
Tại Điều 3 Nghị định 70/2016/NĐ-CP có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc (sau đây viết tắt là vùng hoa tiêu bắt buộc) là phần giới hạn trong vùng nước cảng biển hoặc khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi, được xác định từ vùng đón trả hoa tiêu đến cầu cảng, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển, cảng dầu khí ngoài khơi và ngược lại mà tàu biển khi di chuyển phải sử dụng hoa tiêu dẫn tàu theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam. Một vùng hoa tiêu bắt buộc bao gồm một hoặc nhiều tuyến dẫn tàu.
2. Tuyến dẫn tàu là tuyến hành trình của tàu thuyền do hoa tiêu dẫn từ vùng đón trả hoa tiêu vào cầu cảng, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển của một cảng biển hoặc cảng dầu khí ngoài khơi thuộc vùng hoa tiêu bắt buộc.
3. Dịch vụ thông tin điện tử hàng hải là dịch vụ thiết lập, quản lý vận hành và khai thác mạng viễn thông hàng hải; thực hiện cung cấp dịch vụ thông tin duyên hải, các dịch vụ thông tin, điện tử khác để duy trì thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai, công tác an toàn, an ninh, bảo vệ môi trường hàng hải.
4. Thông báo hàng hải là văn bản cung cấp thông tin, chỉ dẫn cho người đi biển và tổ chức, cá nhân liên quan nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
5. Pháo hiệu hàng hải là pháo hiệu sử dụng trong công tác an toàn hàng hải, tìm kiếm, cứu nạn hàng hải, bao gồm: Các loại pháo hiệu, đuốc cầm tay và tín hiệu khói nổi thỏa mãn các quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Theo đó thì dịch vụ thông tin điện tử hàng hải là dịch vụ thiết lập, quản lý vận hành và khai thác mạng viễn thông hàng hải;
Thực hiện cung cấp dịch vụ thông tin duyên hải, các dịch vụ thông tin, điện tử khác để duy trì thông tin cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn, phòng chống thiên tai, công tác an toàn, an ninh, bảo vệ môi trường hàng hải.
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải phải đáp ứng được các điều kiện như thế nào?
Đầu tiên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải phải đáp ứng được điều kiện về tổ chức và vốn của doanh nghiệp theo Điều 15 Nghị định 70/2016/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 147/2018/NĐ-CP), cụ thể:
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải phải đáp ứng các điều kiện về tổ chức và vốn như sau: Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải còn phải đáp ứng điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất theo quy định tại Điều 16 Nghị định 70/2016/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 147/2018/NĐ-CP và khoản 2 Điều 1 Nghị định 69/2022/NĐ-CP) cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải phải đáp ứng điều kiện về nhân lực và cơ sở vật chất như sau:
Người được giao phụ trách lĩnh vực cung cấp dịch vụ thông tin điện tử hàng hải phải tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các lĩnh vực thông tin hàng hải hoặc điện tử viễn thông và phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thông tin điện tử hàng hải tối thiểu 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?