Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có được kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam hay không?
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam hay không?
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam với cả hai thị trường trong nước và quốc tế thì thực hiện thế nào?
- Hợp đồng BBC giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước có những nội dung chủ yếu gì?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 30 Luật Du lịch 2017 quy định về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
"Điều 30. Phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa.
2. Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác."
Như vậy đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không quan trọng có bao nhiêu %) thì chỉ được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác).
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì có được kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam hay không?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam với cả hai thị trường trong nước và quốc tế thì thực hiện thế nào?
Để được đầu tư kinh doanh dịch vụ lữ hành với cả nội địa và quốc tế thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải hợp tác kinh doanh với một doanh nghiệp lữ hành có 100% vốn đầu tư trong nước.
Khi đó doanh nghiệp này sẽ là đơn vị trực tiếp thực hiện việc kinh doanh dịch vụ lữ hành (đủ điều kiện kinh doanh cả nội địa lẫn quốc tế) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ góp vốn, cơ sở vật chất, mặt bằng... để kinh doanh và hai bên sẽ chia lại lợi nhuận theo thỏa thuận tại Hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Việc hợp tác kinh doanh hai bên sẽ thực hiện dựa trên Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế, được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020.
Hợp đồng BBC giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước có những nội dung chủ yếu gì?
Nội dung chủ yếu hợp đồng được thực hiện theo Điều 28 Luật Đầu tư 2020 bao gồm:
- Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
- Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;
- Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
- Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Ngoài ra khi thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần lưu ý mình có thuộc đối tượng cần phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không. Vì căn cứ quy định tại Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định:
"Điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này."
Trong đó khoản 1 Điều 23 Luật này quy định như sau:
"Điều 23. Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
..."
Theo đó nếu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc những trường hợp này cần phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để có thực hiện được việc đầu tư theo hợp đồng BCC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?
- 03 chính sách lớn tại Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ? Mục tiêu sắp xếp bộ máy tại Nghị quyết 18?