Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam có phải đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam không?
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam có phải đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam không?
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam thì có phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ không?
- Kể từ ngày Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có hiệu lực mà doanh nghiệp không thực hiện việc cung cấp dịch vụ thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam có phải đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam không?
Căn cứ tại Điều 26 Luật An ninh mạng 2018 về bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng, cụ thể như sau:
Bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng
...
3. Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
Doanh nghiệp ngoài nước quy định tại khoản này phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam có phải đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam thì có phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 06/2016/NĐ-CP về cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền, cụ thể như sau:
Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
1. Điều kiện cấp Giấy phép:
a) Là doanh nghiệp Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ;
b) Có phương án cung cấp dịch vụ phù hợp với quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình, quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình và các quy hoạch khác trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử;
c) Có Giấy phép thiết lập mạng viễn thông hoặc có thỏa thuận được thuê, sử dụng mạng viễn thông đáp ứng yêu cầu kỹ thuật truyền dẫn dịch vụ đến các thuê bao kết nối với mạng viễn thông đó đối với dịch vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d, Khoản 1 Điều 4 Nghị định này; có xác nhận đăng ký tên miền “.vn” hoặc địa chỉ Internet xác định để cung cấp dịch vụ đến thuê bao đối với dịch vụ quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 4 Nghị định này;
...
Như vậy, một trong những điều kiện bắt buộc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nhu cầu cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam là phải được sự chấp thuận về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ.
Kể từ ngày Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có hiệu lực mà doanh nghiệp không thực hiện việc cung cấp dịch vụ thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 06/2016/NĐ-CP về cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền:
Cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
...
4. Thời hạn Giấy phép
a) Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền có thời hạn hiệu lực tối đa trong 10 (mười) năm kể từ ngày cấp nhưng không vượt quá thời hạn hiệu lực ghi trong Giấy phép thiết lập mạng viễn thông hoặc văn bản thỏa thuận được thuê, sử dụng hạ tầng mạng viễn thông đối với dịch vụ quy định tại các Điểm a, b, c, d, Khoản 1 Điều 4 Nghị định này; xác nhận đăng ký tên miền “.vn” hoặc địa chỉ Internet xác định đối với dịch vụ quy định tại Điểm đ, Khoản 1 Điều 4 Nghị định này;
b) Sau thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày Giấy phép có hiệu lực, nếu doanh nghiệp được cấp Giấy phép không thực hiện việc cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền thì Giấy phép không còn giá trị. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm ban hành quyết định thu hồi Giấy phép;
Nếu muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải thực hiện hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy phép như hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu quy định tại các Khoản 2, 3 Điều này.
Như vậy, sau thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền có hiệu lực, nếu doanh nghiệp được cấp Giấy phép không thực hiện việc cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền thì Giấy phép không còn giá trị.
Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm ban hành quyết định thu hồi Giấy phép.
Nếu muốn tiếp tục cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải thực hiện hồ sơ, thủ tục cấp lại Giấy phép như hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?