Doanh nghiệp có thể xây dựng thang bảng lương trên cơ sở một mức lương cơ bản cho tất cả người lao động không?
Doanh nghiệp có thể xây dựng thang bảng lương trên cơ sở một mức lương cơ bản cho tất cả người lao động không?
Căn cứ theo Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:
"1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.”.
Theo đó về xây dựng thang bảng lương thì người sử dụng lao động xây dựng trên ý kiến tham khảo từ tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Đồng thời, quy định pháp luật hiện hành không còn ràng buộc về nguyên tắc xây dựng thang bảng lương (trước đây được ghi nhận tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP) mà việc xây dựng này phụ thuộc vào tính chất và thỏa thuận của doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp có thể xây dựng thang bảng lương trên cơ sở một mức lương cơ bản cho tất cả người lao động.
Tuy nhiên, doanh nghiệp phải đảm bảo mức lương tối thiểu vùng làm cơ sở để xây dựng thang bảng lương.
Thang bảng lương là cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động với người lao động.
Trong khi đó, theo quy định tại thì mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Vì vậy, khi xây dựng thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng để thực hiện đúng quy định về nguyên tắc trả lương.
Xây dựng thang bảng lương
Mức lương tối thiểu vùng là căn cứ để xây dựng thang bảng lương được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiếu như sau:
"1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
c) Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
d) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
đ) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
e) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này."
Và kết hợp với Phụ lục danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP để xác định được mức lương trên từng địa phương cụ thể.
Doanh nghiệp không xây dựng thang bảng lương sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về tiền lương như sau:
"1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
[...] b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;[...]"
Và mức phạt này là áp dụng với cá nhân còn trường hợp là tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?