Doanh nghiệp có thể thành lập trung tâm hỗ trợ việc làm không? Điều kiện để doanh nghiệp thành lập trung tâm hỗ trợ việc làm là gì?
Dịch vụ việc làm có chức năng gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 36 Luật Việc làm 2013, dịch vụ việc làm bao gồm: tư vấn, giới thiệu việc làm; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động.
Doanh nghiệp có thể thành lập trung tâm hỗ trợ việc làm không?
Doanh nghiệp có được thành lập trung tâm dịch vụ việc làm không?
Căn cứ khoản 2 Điều 36 Luật Việc làm 2013 thì tổ chức dịch vụ việc làm bao gồm trung tâm dịch vụ việc làm và doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm.
Tiếp đó căn cứ Điều 37 Luật Việc làm 2013 quy định về trung tâm dịch vụ việc làm như sau:
- Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm:
+ Trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước thành lập;
+ Trung tâm dịch vụ việc làm do tổ chức chính trị - xã hội thành lập.
- Trung tâm dịch vụ việc làm được thành lập phải phù hợp với quy hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực theo quy định. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp trung ương quyết định thành lập trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Căn cứ Điều 39 Luật Việc làm 2013 về doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm:
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và phải có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm cấp tỉnh cấp.
- Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm khi có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tiền ký quỹ.
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thành lập chi nhánh hoạt động dịch vụ việc làm.
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thu phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Từ những căn cứ trên thì doanh nghiệp không thể thành lập trung tâm dịch vụ hỗ trợ việc làm vì đó là đơn vị sự nghiệp công lập do nhà nước thành lập. Thay vào đó nếu muốn làm về dịch vụ việc làm doanh nghiệp có thể thành lập doanh nghiệp hỗ trợ việc làm nhưng cần được cấp giấy phép hoạt động và đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tiền ký quỹ.
Để được cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cần đáp ứng điều kiện cụ thể nào?
Theo Điều 14 Nghị định 23/2021/NĐ-CP hướng dẫn Khoản 3 Điều 37 và Điều 39 Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm thì điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động gồm:
- Có địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
- Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 300.000.000 đồng (Ba trăm triệu đồng).
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động dịch vụ việc làm phải bảo đảm điều kiện:
+ Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
+ Không thuộc một trong các trường hợp sau đây: đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến dịch vụ việc làm;
+ Có trình độ từ đại học trở lên hoặc đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý dịch vụ việc làm hoặc cung ứng lao động từ đủ 02 năm (24 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp?
Theo Điều 15 Nghị định 23/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép như sau:
"Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính ủy quyền (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước có thẩm quyền) cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với doanh nghiệp."
Căn cứ quy định trên, bạn có thể liên hệ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi bạn muốn thành lập doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ủy quyền lại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thì bạn sẽ liên hệ với sở để nộp hồ sơ cấp giấy phép hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?