Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ khi không có sự đồng ý của người lao động không?
- Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ khi không có sự đồng ý của người lao động không?
- Huy động người lao động làm thêm giờ khi không có sự đồng ý của người lao động thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền xử phạt doanh nghiệp huy động người lao động làm thêm giờ khi không có sự đồng ý của người lao động không?
Doanh nghiệp có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ khi không có sự đồng ý của người lao động không?
Căn cứ Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt như sau:
Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Theo quy định trên, về nguyên tắc khi doanh nghiệp muốn huy động người lao động làm thêm giờ thì cần phải có sự đồng ý của người lao động.
Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 108 nêu trên thì doanh nghiệp được quyền huy động người lao động làm thêm giờ khi không có sự đồng ý của người lao động.
Người lao động (Hình từ Internet)
Huy động người lao động làm thêm giờ khi không có sự đồng ý của người lao động thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động.
...
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, trừ trường hợp làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt, thì khi doanh nghiệp huy động người lao động làm thêm giờ mà không có sự đồng ý của người lao động thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền xử phạt doanh nghiệp huy động người lao động làm thêm giờ khi không có sự đồng ý của người lao động không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động
...
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
...
Như vậy, doanh nghiệp huy động người lao động làm thêm giờ mà không có sự đồng ý của người lao động thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 50.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?