Doanh nghiệp có phải là chủ thể lập biên bản điều tra tai nạn lao động nhẹ theo quy định hay không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau doanh nghiệp có phải là chủ thể lập biên bản điều tra tai nạn lao động nhẹ theo quy định của pháp luật hay không? Câu hỏi của anh K.P.A đến từ Bà Rịa Vũng Tàu.

Thế nào là tai nạn lao động nhẹ?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về phân loại tai nạn lao động như sau:

Phân loại tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Như vậy, tai nạn lao động nhẹ là tai nạn lao động không làm cho người lao động bị các chấn thương như quy định tại Phụ lục II ban hành theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP và không thuộc trường hợp tai nạn lao động làm chết người lao động (tai nạn lao động chết người).

Ngoài ra, tai nạn lao động theo định nghĩa tại khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Doanh nghiệp nước ngoài khi chỉ định lao động kỹ thuật đã làm việc trên 12 tháng sang làm việc tại chi nhánh công ty con tại Việt Nam thì có được xem là di chuyển nội bộ không?

Thế nào là tai nạn lao động nhẹ? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp có phải là chủ thể lập biên bản điều tra tai nạn lao động nhẹ hay không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng như sau:

Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.
Trường hợp tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động phải lập biên bản ghi nhận sự việc và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở như sau:

Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
1. Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động.
2. Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đề nghị giám định kỹ thuật, giám định pháp y (nếu xét thấy cần thiết).
4. Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
5. Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy rằng, doanh nghiệp không phải là chủ thể trực tiếp lập biên bản điều tra tai nạn lao động nhẹ nhưng có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tổ chức này điều tra và lập biên bản điều tra tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ.

Hay nói cách khác, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở mới là chủ thể lập biên bản điều tra tai nạn lao động nhẹ.

Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động có được quyết định tiến hành việc điều tra khi vắng một trong các thành viên Đoàn Điều tra không?

Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động cụ thể như sau:

Nhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động
1. Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định tiến hành việc Điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong các thành viên Đoàn Điều tra;
b) Phân công cụ thể nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Đoàn Điều tra;
c) Tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động; quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả Điều tra tai nạn lao động;
d) Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.

Như vậy, trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động được quyết định tiến hành việc Điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong các thành viên Đoàn Điều tra.

Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nghỉ tai nạn lao động có được tính phép năm?
Pháp luật
Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động? Người lao động có quyền về an toàn vệ sinh lao động thế nào?
Pháp luật
Có được xem là tai nạn lao động khi người lao động trên đường đi làm bị tai nạn nhưng trong người có nồng độ cồn không?
Pháp luật
Công văn 30130 về báo cáo tình hình tai nạn lao động, công tác ATVSLĐ năm 2024 tại TPHCM thế nào?
Pháp luật
Người bị suy giảm khả năng lao động 31% do tai nạn lao động thì có được hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động không?
Pháp luật
Quy trình điều tra lại tai nạn lao động theo Nghị định 143/2024 được quy định như thế nào? Chi phí điều tra lại tai nạn lao động do ai trả?
Pháp luật
Giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện chậm so với thời hạn quy định với những trường hợp nào theo Nghị định 143/2024?
Pháp luật
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được sử dụng như thế nào theo Nghị định 143/2024? Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện?
Pháp luật
Thời gian giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện áp dụng từ ngày 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ ngày 1 1 2025?
Pháp luật
Công ty cần chuẩn bị hồ sơ thủ tục xin hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động quay trở lại làm việc sau khi bị tai nạn lao động như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tai nạn lao động
1,988 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào