Doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí độc quyền cụ thể là ngăn cản việc tham gia thị trường của doanh nghiệp khác thì bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Lạm dụng vị trí độc quyền là gì?
- Doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí độc quyền cụ thể là ngăn cản việc tham gia thị trường của doanh nghiệp khác thì bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí độc quyền cụ thể là ngăn cản việc tham gia thị trường của doanh nghiệp khác là bao lâu?
Lạm dụng vị trí độc quyền là gì?
Lạm dụng vị trí độc quyền được giải thích tại khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Như vậy, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Lạm dụng vị trí độc quyền là gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí độc quyền cụ thể là ngăn cản việc tham gia thị trường của doanh nghiệp khác thì bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ theo điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:
Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đối với một trong các hành vi sau đây:
...
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
...
Doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí độc quyền cụ thể là ngăn cản việc tham gia thị trường của doanh nghiệp khác thì bị phạt theo quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 9 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:
Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền
1. Phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền đối với một trong các hành vi lạm dụng sau đây:
a) Các hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 8 của Nghị định này;
b) Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền;
b) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh;
c) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
d) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
đ) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Và căn cứ theo khoản 1, khoản 7 Điều 4 Nghị định 75/2019/NĐ-CP như sau:
Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
...
7. Mức phạt tiền tối đa quy định tại Chương II Nghị định này áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức; đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
...
Như vậy, doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí độc quyền cụ thể là ngăn cản việc tham gia thị trường của doanh nghiệp khác thì phạt tiền từ 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp có vị trí độc quyền.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp này còn bị tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Và buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí độc quyền; buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao dịch kinh doanh; buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở; buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng; buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng, hợp đồng đã thay đổi hoặc hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là 10% tổng doanh thu của doanh nghiệp có hành vi vi phạm trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm, nhưng thấp hơn mức phạt tiền thấp nhất đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Và mức phạt tiền này áp dụng đối với tổ chức còn cá nhân có cùng hành vi vi phạm hành chính về cạnh tranh, mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức.
Thời hiệu xử phạt doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí độc quyền cụ thể là ngăn cản việc tham gia thị trường của doanh nghiệp khác là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt hành vi thỏa thuận ấn định giá dịch vụ trực tiếp có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể được quy định tại điểm a khoản 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 cụ thể:
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:
Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt hành vi doanh nghiệp có hành vi lạm dụng vị trí độc quyền cụ thể là ngăn cản việc tham gia thị trường của doanh nghiệp khác là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các phong tục ngày Tết cổ truyền, Tết Nguyên Đán của người Việt Nam? Tết Nguyên Đán có phải là lễ lớn?
- Hướng dẫn đăng ký thuế trong trường hợp tổ chức lại từ ngày 06/2/2025 theo Thông tư 86 như thế nào?
- Bài viết kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Bài viết cảm nhận về Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Quân nhân công tác 19 năm có được miễn môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh không? Đối tượng nào được tạm hoãn?
- Linh vật rắn các tỉnh 2025 mới nhất? Linh vật rắn 2025? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức ra sao?