Doanh nghiệp có được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng thông qua đại lý ủy nhiệm không?
- Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân ngoài các tổ chức tín dụng ra còn nơi nào khác không?
- Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ bao nhiêu thì sẽ đáp ứng điều kiện để Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng?
- Doanh nghiệp có được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng thông qua đại lý ủy nhiệm không?
Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân ngoài các tổ chức tín dụng ra còn nơi nào khác không?
Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân được quy định tại Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Theo quy định của pháp luật thì hoạt động mua, bán vàng miếng chỉ được thực hiện tại những nơi sau đây:
- Các tổ chức tín dụng;
- Các doanh nghiệp được Ngân hàng nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
Như vậy, theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng thì ngoài mua ở các tổ chức tín dụng thì còn mua, bán vàng miếng tại các doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Doanh nghiệp có được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng thông qua đại lý ủy nhiệm không? (Hình từ internet)
Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ bao nhiêu thì sẽ đáp ứng điều kiện để Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng?
Vốn điều lệ của doanh nghiệp để có thể đáp ứng điều kiện để Ngân hàng nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng được quy định tại Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
1. Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
c) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
d) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
đ) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật về việc doanh nghiệp được ngân hàng nhà nước xem xét cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng sẽ phải có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
Ngoài ra, để Ngân hàng nhà nước xem xét cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thì doanh nghiệp còn phải đáp ứng tất cả các điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Có từ 2 năm kinh nghiệm trở lên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, mua bán vàng;
- Trong vòng 2 năm liên tiếp gần nhất có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 triệu đồng/năm (có xác nhận của cơ quan thuế).
- Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Doanh nghiệp có được phép thực hiện kinh doanh mua, bán vàng miếng thông qua đại lý ủy nhiệm không?
Việc doanh nghiệp có được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua đại lý ủy nhiệm thì căn cứ tại Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm:
1. Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.
2. Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
4. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
5. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan
Theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm như sau:
- Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng theo quy định của pháp luật;
- Không được phép thông qua các đại lý ủy nhiệm thực hiện việc kinh doanh vàng miếng;
- Thực hiện, chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến chế độ kế toán, lập và sử dụng các hóa đơn chứng từ;
- Tại các địa điểm giao dịch cần phải thực hiện việc niêm yết công khai về giá mua và giá bán vàng;
- Trong quá trình hoạt động kinh doanh cần phải có những biện pháp, trang thiết bị nhằm bảo đảm an toàn;
- Tuân thủ các quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp sẽ không được thực hiện việc kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách tính thuế TNDN theo tỷ lệ % trên doanh thu? Đối tượng nộp thuế TNDN theo Thông tư 78 gồm những ai?
- Hướng dẫn lập bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ không có hóa đơn? Tải mẫu bảng kê 01/TNDN mới nhất?
- Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình?
- Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên Đán 2025? Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong trường học?
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?