Doanh nghiệp có được phép bố trí việc làm cho người lao động nước ngoài khác với nội dung của giấy phép lao động không?
- Doanh nghiệp có được phép bố trí việc làm cho người lao động nước ngoài khác với nội dung của giấy phép lao động không?
- Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài hết hiệu lực thì có bị thu hồi hay không?
- Người tiến hành thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài là ai theo quy định pháp luật?
Doanh nghiệp có được phép bố trí việc làm cho người lao động nước ngoài khác với nội dung của giấy phép lao động không?
Căn cứ Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các trường hợp giấy phép lao động hết hạn như sau:
Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
8. Giấy phép lao động bị thu hồi.
Theo quy định trên thì nếu người sử dụng lao động phân công công việc cho người lao động nước ngoài mà vị trí công việc đó nằm ngoài nội dung của giấy phép lao động thì giấy phép lao động của người nước ngoài sẽ hết hiệu lực.
Như vậy, việc phân công công việc cho người lao động nằm ngoài nội dung công việc trên giấy phép lao động là không được phép.
Tải về mẫu Giấy phép lao động cho người nước ngoài mới nhất 2023: Tại Đây
Doanh nghiệp có được phép bố trí việc làm cho người lao động nước ngoài khác với nội dung của giấy phép lao động không?
Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài hết hiệu lực thì có bị thu hồi hay không?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về thu hồi giấy phép lao động như sau:
Các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
3. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Từ quy định trên thì đối với trường hợp giấy phép lao động của người lao động nước ngoài hết hiệu lực do vi phạm vào trường hợp làm việc không đúng với nội dung của giấy phép sẽ bị thu hồi giấy phép lao động.
Người tiến hành thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài là ai theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về trình tự thu hồi giấy phép lao động như sau:
Trình tự thu hồi giấy phép lao động
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định này thì Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo Mẫu số 13/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động phân công công việc khác cho người lao động nước ngoài mà để Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phát hiện thì giấy phép lao động của người nước ngoài sẽ hết hiệu lực, buộc phải thu hồi.
Người sử dụng lao động phải thực hiện thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?