Doanh nghiệp có được chuyển đổi khoản vay ngắn hạn sang khoản vay dài hạn không? Nếu được thì trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký Khoản vay dài hạn được thực hiện như thế nào?
Doanh nghiệp có được chuyển đổi khoản vay ngắn hạn sang khoản vay dài hạn không?
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 39/2016/TT-NHNN có định nghĩa về khoản cho vay ngắn hạn như sau:
"Điều 10. Loại cho vay
Tổ chức tín dụng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các loại cho vay như sau:
1. Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm.
2. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm.
3. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm."
Theo đó, khoản cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay tối đa 01 (một) năm. Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm. Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm) năm.
Trong trường hợp của doanh nghiệp đang có khoản vay ngắn hạn, bây giờ muốn chuyển sang khoản vay dài hạn thì chị lưu ý các điều kiện vay dài hạn tại Điều 11 Thông tư 12/2014/TT-NHNN. Cụ thể:
"Điều 11. Đối với Bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Điều kiện vay ngắn hạn nước ngoài:
a) Bên đi vay không được vay ngắn hạn cho các mục đích sử dụng vốn trung, dài hạn
...
b) Đối với Bên đi vay không phải là doanh nghiệp nhà nước:
(i) Trường hợp Bên đi vay có dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của Bên đi vay phục vụ cho dự án đó tối đa không vượt quá phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư và vốn góp ghi nhận tại giấy chứng nhận đầu tư;
(ii) Trường hợp Bên đi vay vay nước ngoài để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư không được cấp giấy chứng nhận đầu tư, số dư nợ vay trung, dài hạn (gồm cả dư nợ vay trong nước) của Bên đi vay không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật."
Theo đó nếu như ngay từ đầu doanh nghiệp đã xác định mục đích vay là ngắn hạn thì việc chuyển sang Khoản vay dài hạn sẽ không hợp lý.
Theo quan điểm của TVPL, trong trường hợp này cả hai bên nên thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng vay ngắn hạn trước, sau đó ký kết hợp đồng vay mới, hoặc đợi đến khi hợp đồng này hết hạn thì thực hiện ký kết hợp đồng vay dài hạn mới.
Doanh nghiệp có được chuyển đổi khoản vay ngắn hạn sang khoản vay dài hạn không? Nếu được thì trình tự thủ tục, hồ sơ đăng ký Khoản vay dài hạn được thực hiện như thế nào?
Khoản vay dài hạn có thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký không?
Theo Điều 9 Thông tư 03/2016/TT-NHNN quy định về Khoản vay thực hiện đăng ký như sau:
"Điều 9. Khoản vay phải thực hiện đăng ký
Khoản vay thuộc đối tượng phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
1. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài.
2. Khoản vay ngắn hạn được gia hạn mà tổng thời hạn của Khoản vay là trên 01 (một) năm.
3. Khoản vay ngắn hạn không có hợp đồng gia hạn nhưng còn dư nợ gốc tại thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên, trừ trường hợp Bên đi vay hoàn thành việc trả nợ Khoản vay trong thời gian 10 (mười) ngày kể từ thời Điểm tròn 01 (một) năm kể từ ngày rút vốn đầu tiên."
Theo đó khoản vay dài hạn nước ngoài sẽ phải thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước.
Trình tự thủ tục đăng ký Khoản vay dài hạn được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 13 Thông tư 03/2016/TT-NHNN quy định về trình tự thực hiện thủ tục đăng ký Khoản vay như sau:
"Điều 13. Trình tự thực hiện thủ tục đăng ký Khoản vay
1. Chuẩn bị Đơn đăng ký Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh:
a) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến: Bên đi vay thực hiện khai báo Đơn đăng ký Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh trên Trang điện tử để nhận mã số Khoản vay, in Đơn từ Trang điện tử, ký và đóng dấu;
b) Trường hợp Bên đi vay lựa chọn hình thức truyền thống: Bên đi vay hoàn thành mẫu đơn theo Phụ lục 01 kèm theo Thông tư này.
2. Gửi hồ sơ:
a) Bên đi vay gửi hồ sơ đăng ký Khoản vay theo quy định tại Thông tư này qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan xác nhận đăng ký Khoản vay theo thẩm quyền quy định tại Điều 18 Thông tư này;
b) Bên đi vay lựa chọn hình thức trực tuyến có thể lựa chọn việc gửi thêm hồ sơ trực tuyến theo hướng dẫn tại Trang điện tử.
..."
Hồ sơ đăng ký Khoản vay dài hạn cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Theo quy định tại Điều 14 Thông tư 03/2016/TT-NHNN được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2017/TT-NHNN về hồ sơ đăng ký Khoản vay dài hạn như sau:
"Điều 14. Hồ sơ đăng ký Khoản vay
1. Đơn đăng ký Khoản vay theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
2. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hồ sơ pháp lý của Bên đi vay và bên sử dụng vốn vay đối với trường hợp Bên đi vay không phải là bên sử dụng vốn vay gồm: Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc tài liệu tương đương khác, Giấy đăng ký Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã theo quy định của pháp luật và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
3. Bản sao (có xác nhận của Bên đi vay) hoặc bản chính văn bản chứng minh Mục đích vay bao gồm:
..."
Như vậy, doanh nghiệp cần thực hiện các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục đăng ký Khoản vay dài hạn nước ngoài tại Điều 13, Điều 14 Thông tư 03/2016/TT-NHNN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?