Doanh nghiệp có bắt buộc phải có phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc cho lao động nữ đang nuôi con nhỏ không?
- Doanh nghiệp có bắt buộc phải có phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc cho lao động nữ đang nuôi con nhỏ không?
- Số lượng phòng vắt, trữ sữa mẹ cho lao động nữ tại từng doanh nghiệp là bao nhiêu?
- Điều kiện và tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ cho lao động nữ tại doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Doanh nghiệp có bắt buộc phải có phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc cho lao động nữ đang nuôi con nhỏ không?
Căn cứ theo khoản 5, khoản 6 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ như sau:
“5. Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng từ 1.000 người lao động nữ trở lên thì phải lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc.
6. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.”
Như vậy có thể thấy đối với doanh nghiệp dưới 1000 lao động nữ thì không bắt buộc phải có phòng vắt sữa mẹ, trữ sữa mẹ nhưng trên 1000 lao động nữ thì bắt buộc. Trong trường hợp của bạn là bắt buộc phải có phòng vắt, trữ sữa mẹ.
Phòng vắt sữa cho lao động nữ (Hình từ Internet)
Số lượng phòng vắt, trữ sữa mẹ cho lao động nữ tại từng doanh nghiệp là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 2 Phần II Hướng dẫn Thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc ban hành kèm theo Quyết định 5175/QĐ-BYT năm 2021 quy đinh về số lượng phòng vắt, trữ sữa mẹ
Bảng 1. Số lượng phòng vắt, trữ sữa theo số lượng lao động nữ
Số lượng lao động nữ (người) | Số lượng phòng vắt, trữ sữa mẹ tối thiểu |
< 100* | 1 |
Từ 100 đến < 500* | 2 |
Từ 500 đến <1.000* | 3 |
Từ 1000 lao động nữ trở lên** | ≥ 4 phòng (đảm bảo trung bình 300 lao động nữ/phòng) |
(*) Khuyến khích người sử dụng lao động lắp đặt phòng vắt, trữ sữa mẹ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc, nhu cầu của lao động nữ và khả năng của người sử dụng lao động.
(**) Phải có phòng vắt, trữ sữa.
Như vậy trong trường hợp của doanh nghiệp bạn thì tối thiểu phải có 4 phòng vắt, trữ sữa mẹ.
Điều kiện và tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ cho lao động nữ tại doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 76 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về phòng vắt, trữ sữa mẹ như sau:
“Phòng vắt, trữ sữa mẹ là một không gian riêng tư, không phải buồng tắm hay buồng vệ sinh; có nguồn điện, nước, bàn, ghế, tủ lạnh bảo đảm vệ sinh, quạt hoặc điều hòa; bố trí ở vị trí thuận tiện sử dụng, được che chắn khỏi sự xâm phạm, tầm nhìn của đồng nghiệp và công cộng để lao động nữ có thể cho con bú hoặc vắt, trữ sữa”
Và căn cứ theo Điều 3 Phần II Hướng dẫn Thiết lập và vận hành phòng vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc ban hành kèm theo Quyết định 5175/QĐ-BYT năm 2021 quy định về tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ như sau:
“Các tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ được chia theo hai mức cơ bản và đầy đủ. Tùy theo khả năng và điều kiện thực tế, cơ sở có sử dụng lao động nữ bố trí thiết lập phòng vắt, trữ sữa mẹ theo các mức phù hợp.
Bảng 2. Tiêu chí của phòng vắt, trữ sữa mẹ
Cơ bản | Đầy đủ | |
Vị trí | Lắp đặt tại nơi sạch sẽ, vệ sinh, dễ tiếp cận | Lắp đặt tại nơi sạch sẽ, dễ tiếp cận |
Nơi có thông khí tốt, không có tiếng ồn lớn hoặc các mối nguy hiểm khác tại nơi làm việc | Nơi có thông khí tốt, yên tĩnh, không có các mối nguy hiểm tại nơi làm việc | |
Cách nơi làm việc của đa số lao động nữ không quá 10 phút đi bộ, thuận tiện đi lại | Ngay tại nơi làm việc của đa số lao động nữ, không quá 5 phút đi bộ | |
Gần hoặc có nguồn nước sạch để rửa tay và vệ sinh dụng cụ hút, trữ sữa | Có nguồn nước sạch để rửa tay và vệ sinh dụng cụ hút, trữ sữa | |
Diện tích | Đủ rộng khoảng 6m2 để kê được bàn ghế và 01 tủ lạnh. Nếu để tủ lạnh ở bên ngoài, đảm bảo diện tích phòng tối thiểu 1,2m x 1,5m, đủ cho 1-2 lao động nữ sử dụng một lúc | Rộng hơn tuỳ theo điều kiện của cơ sở để đủ cho nhiều lao động nữ sử dụng một lúc. Đảm bảo sự riêng tư bằng cách sử dụng rèm, bình phong, vách ngăn hoặc ngăn tủ để tạo không gian riêng (cabin nhỏ) cho từng người |
Trang thiết bị | Phòng vắt trữ sữa có biển tên, được che chắn đảm bảo riêng tư và kín đáo | Phòng vắt trữ sữa có biển tên, được che chắn đảm bảo riêng tư và kín đáo |
Có bồn để rửa tay và vệ sinh dụng cụ hút, trữ sữa trong phòng | ||
Có ổ điện | Có ổ điện tại từng cabin nhỏ | |
Có quạt, có đèn chiếu sáng | Có điều hòa, có đèn chiếu sáng | |
Có tủ mát riêng | Có tủ lạnh riêng, gồm ngăn mát và ngăn trữ đông | |
Có ghế ngồi | Có ghế ngồi thoải mái | |
Có bàn/tủ để đặt hoặc cất máy vắt sữa. Có tủ hoặc móc treo đồ cho lao động nữ khi vào vắt sữa | ||
Lao động nữ tự mang máy vắt sữa và dụng cụ trữ sữa | Người sử dụng lao động cung cấp máy vắt sữa bằng tay hoặc bằng điện được đựng trong hộp và được vệ sinh thường xuyên. Số lượng máy vắt sữa tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng của người sử dụng lao động tại cơ sở. Có máy hấp để tiệt trùng và sấy dụng cụ Có tài liệu, tranh ảnh hoặc áp phích hướng dẫn cách vắt sữa và bảo quản sữa treo tại phòng vắt, trữ sữa | |
Giám sát vệ sinh và quản lý lịch sử dụng | Có bảng thông tin, hiển thị 3 nội dung: 1. Bảng kiểm tra vệ sinh hằng ngày (Phụ lục 3) ; do cán bộ quản lý điền hằng ngày. 2. Thông tin đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ (Phụ lục 4); do lao động nữ có nhu cầu sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ điền. 3. Quy định phòng vắt, trữ sữa mẹ (Phụ lục 5) | Có bảng thông tin, hiển thị 4 nội dung: 1. Bảng kiểm tra vệ sinh hằng ngày (Phụ lục 3); do cán bộ quản lý điền hằng ngày. 2. Thông tin đăng ký sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ (Phụ lục 4); do lao động nữ có nhu cầu sử dụng phòng vắt, trữ sữa mẹ điền. 3. Quy định phòng vắt, trữ sữa mẹ (phụ lục 5) 4. Hướng dẫn vệ sinh dụng cụ vắt, trữ sữa mẹ theo khuyến cáo của nhà sản xuất |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên mới nhất? Tải về?
- Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm Quốc gia về Dịch vụ việc làm?
- Kể lại một trải nghiệm của em với thầy cô giáo? Viết đoạn văn kể lại một trải nghiệm của em với thầy cô giáo lớp 6? Nhiệm vụ của học sinh trung học?
- Hệ thống thông tin thị trường điện gồm những gì? Ai có trách nhiệm quản lý và vận hành Hệ thống thông tin thị trường điện?
- Nhà nước có chính sách hỗ trợ hợp tác xã chi phí vận hành các điểm giới thiệu sản phẩm tại địa phương không?