Doanh nghiệp cần đảm bảo các điều khoản nào phải có trong hợp đồng gia công? Có thể kéo dài thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để tiến hành bảo hành, sửa chữa sản phẩm lỗi hay không?
Doanh nghiệp cần đảm bảo các điều khoản nào phải có trong hợp đồng gia công?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về hợp đồng gia công như sau:
"Điều 39. Hợp đồng gia công
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:
1. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
2. Tên, số lượng sản phẩm gia công.
3. Giá gia công.
4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
6. Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).
7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
8. Địa điểm và thời gian giao hàng.
9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng."
Doanh nghiệp cần phải bảo đảm việc thực hiện các điều khoản trên để hợp đồng gia công được bảo đảm thực hiện.
Tải về mẫu hợp đồng gia công mới nhất 2023: Tại Đây
Hoạt động xuất nhập khẩu
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhận gia công là gì?
Theo Điều 42 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhận gia công như sau:
Điều 42. Quyền, nghĩa vụ của bên đặt và nhận gia công
1. Đối với bên đặt gia công:
a) Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công.
b) Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho bên nhận gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định tại Nghị định này.
c) Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
d) Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa.
đ) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
e) Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với bên nhận gia công:
a) Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công và đối với sản phẩm gia công xuất khẩu.
b) Được thuê thương nhân khác gia công.
c) Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước.
d) Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện thì phải tuân thủ các quy định về giấy phép, điều kiện.
đ) Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
e) Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công.
.."
Có thể kéo dài thời hạn tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để tiến hành bảo hành, sửa chửa sản phẩm lỗi của hợp đồng gia công được hay không?
Căn cứ khoản 29 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập như sau:
29. Bổ sung Điều 55a như sau:
“Điều 55a. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập khác
1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt (nếu có): 01 bản chụp;
c) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
2. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm xuất - tái nhập:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
b) Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
3. Địa điểm làm thủ tục hải quan: Thực hiện tại Chi cục hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án.
4. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.
5. Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thực hiện thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập, tái xuất theo thỏa thuận với bên đối tác thì người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất. Trường hợp quá thời hạn tạm nhập, tái xuất mà người khai hải quan chưa tái xuất, tái nhập thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, thời hạn hợp đồng gia công và thời hạn tạm nhập tái xuất là do thỏa thuận của công ty với bên đối tác, thủ tục hải quan. Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập tái xuất theo thỏa thuận với bên đối tác thì người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập tái xuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?