Doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm bồi thường đối với sự cố hạt nhân không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ không có trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm bồi thường đối với sự cố hạt nhân không?
- Đối với sự cố bức xạ doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ không có trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Thông tư 13/2012/TT-BTC quy định về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:
Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
a) Những thiệt hại là hậu quả trực tiếp của:
- Hành động vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm;
- Chiến tranh, xâm lược, khủng bố, hành động thù địch (dù có xảy ra chiến tranh hay không), nội chiến, nổi loạn, cách mạng, nổi dậy, tiếm quyền;
- Bên mua bảo hiểm sản xuất, cung cấp, tích trữ, sử dụng năng lượng nguyên tử làm vũ khí hoặc phương tiện chiến tranh vì bất cứ mục đích nào ngoài mục đích hoà bình;
- Động đất, núi lửa phun, lũ, lụt, bão, mưa giông, thuỷ triều dâng, sóng thần hoặc các thảm họa thiên tai vượt quá giới hạn an toàn của thiết kế theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
b) Trách nhiệm phát sinh theo hợp đồng hoặc thỏa thuận của bên mua bảo hiểm với người khác, trừ khi trách nhiệm của bên mua bảo hiểm vẫn phát sinh dù không có hợp đồng hay thỏa thuận đó hoặc hợp đồng hay thỏa thuận đó là hợp đồng bảo hiểm;
c) Tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc quyền quản lý, sử dụng của bên mua bảo hiểm.
d) Các trường hợp khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
...
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ không có trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại được quy định tại khoản 1 Điều 21 nêu trên.
Trong đó, có thiệt hại là hậu quả trực tiếp của hành động vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm. Hoặc thiệt hại do động đất, núi lửa phun, lũ, lụt, bão, mưa giông, thuỷ triều dâng, sóng thần,...
Doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm bồi thường đối với sự cố hạt nhân không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm bồi thường đối với sự cố hạt nhân không?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Thông tư 13/2012/TT-BTC quy định về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:
Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
...
2. Đối với sự cố hạt nhân, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường đối với:
a) Bất kỳ khiếu nại nào về những thiệt hại tài sản sau 10 năm kể từ ngày xảy ra sự cố hạt nhân hoặc trách nhiệm đối với thiệt hại về con người sau 30 năm kể từ ngày xảy ra sự cố hạt nhân.
b) Bất kỳ khoản chi phí nào mà bên mua bảo hiểm phải gánh chịu trong việc giảm thiểu tổn thất hoặc ngăn chặn tổn thất lây lan.
...
Theo đó, đối với sự cố hạt nhân, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường đối với bất kỳ khoản chi phí nào mà bên mua bảo hiểm phải gánh chịu trong việc giảm thiểu tổn thất hoặc ngăn chặn tổn thất lây lan.
Hoặc bất kỳ khiếu nại nào về những thiệt hại tài sản sau 10 năm kể từ ngày xảy ra sự cố hạt nhân hoặc trách nhiệm đối với thiệt hại về con người sau 30 năm kể từ ngày xảy ra sự cố hạt nhân.
Đối với sự cố bức xạ doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm bồi thường trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 21 Thông tư 13/2012/TT-BTC quy định về loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:
Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
...
3. Đối với sự cố bức xạ, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường đối với:
a) Trách nhiệm đối với những tổn thất bắt nguồn từ nước hoặc khí gas (bao gồm cả khói thuốc), sự rò rỉ từ phương tiện được bảo hiểm trong quá trình vận hành bình thường của phương tiện đó;
b) Trách nhiệm chăm sóc y tế của bên mua bảo hiểm hoặc của người lao động của bên mua bảo hiểm đối với bên thứ ba và các hậu quả tương tự.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm bồi thường đối với sự cố bức xạ trong trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 21 nêu trên.
Trong đó, đối với sự cố bức xạ, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường đối với những tổn thất bắt nguồn từ nước hoặc khí gas (bao gồm cả khói thuốc), sự rò rỉ từ phương tiện được bảo hiểm trong quá trình vận hành bình thường của phương tiện đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?