Doanh nghiệp bảo hiểm thông tin sai sự thật về điều kiện bảo hiểm làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm thì bị xử phạt thế nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thông tin sai sự thật về điều kiện bảo hiểm làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm thì bị xử phạt thế nào?
- Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm thông tin sai sự thật về điều kiện bảo hiểm không?
- Hợp đồng bảo hiểm có bị vô hiệu khi doanh nghiệp bảo hiểm thông tin sai sự thật về điều kiện bảo hiểm không?
Doanh nghiệp bảo hiểm thông tin sai sự thật về điều kiện bảo hiểm làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Can thiệp trái pháp luật vào việc lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ định, yêu cầu, ép buộc, ngăn cản tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm;
c) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm, làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cấu kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc giữa doanh nghiệp bảo hiểm chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài với bên mua bảo hiểm nhằm phân chia thị trường bảo hiểm, khép kín dịch vụ bảo hiểm;
b) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính những thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2019/NĐ-CP về phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
...
1. Hình thức xử phạt chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số bao gồm:
...
b) Phạt tiền;
Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại Điều 13, khoản 4 Điều 18, Điều 21, điểm b khoản 1 Điều 21a, Điều 22, khoản 3, khoản 4 Điều 24, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 25a, Điều 32a, Điều 34, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 36, khoản 2 Điều 40, khoản 2 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, khoản 3 Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và khoản 2 Điều 51 của Nghị định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với tổ chức.
Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm.
Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.
Theo quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm thông tin sai sự thật về điều kiện bảo hiểm làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đồng thời doanh nghiệp vi phạm còn bị đình chỉ hoạt động từ 02 tháng đến 03 tháng một phần nội dung, phạm vi liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính trong Giấy phép thành lập và hoạt động và buộc cải chính những thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn.
Doanh nghiệp bảo hiểm (Hình từ Internet)
Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm thông tin sai sự thật về điều kiện bảo hiểm không?
Theo khoản 3 Điều 33 Nghị định 98/2013/NĐ-CP, điểm c khoản 3 Điều 6 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm như sau:
Thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
...
3. Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động một phần nội dung, phạm vi trong Giấy phép thành lập và hoạt động có thời hạn; tước quyền sử dụng chứng chỉ đại lý bảo hiểm có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
...
Theo đó, Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và cao nhất là 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do doanh nghiệp bảo hiểm thông tin sai sự thật về điều kiện bảo hiểm làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng nên Cục trưởng Cục quản lý, giám sát bảo hiểm có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Hợp đồng bảo hiểm có bị vô hiệu khi doanh nghiệp bảo hiểm thông tin sai sự thật về điều kiện bảo hiểm không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu như sau:
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu
1. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;
b) Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;
c) Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
đ) Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo;
e) Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
g) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được;
h) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 của Luật này;
i) Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép;
k) Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
l) Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18 của Luật này.
2. Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm thông tin sai sự thật về điều kiện bảo hiểm làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm thì đây được xem là hành vi lừa dối khách hàng, hợp đồng này được giao kết do bị lừa dối nên hợp đồng bảo hiểm này có thể bị vô hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?