Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng ngân hàng giám sát đối với quỹ liên kết đơn vị để thực hiện những nhiệm vụ nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng ngân hàng giám sát đối với quỹ liên kết đơn vị để thực hiện những nhiệm vụ nào?
- Ngân hàng giám sát không được sử dụng tài sản của quỹ liên kết đơn vị vào những hoạt động nào?
- Ngân hàng giám sát có trách nhiệm gì trong việc lập và lưu trữ hồ sơ, chứng từ liên quan đến quỹ liên kết đơn vị?
Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng ngân hàng giám sát đối với quỹ liên kết đơn vị để thực hiện những nhiệm vụ nào?
Ngân hàng giám sát đối với quỹ liên kết đơn vị được quy định tại khoản 1 Điều 113 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Ngân hàng giám sát đối với quỹ liên kết đơn vị
1. Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng ngân hàng giám sát để thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Lưu ký tài sản của các quỹ liên kết đơn vị phải tuân thủ các quy định hiện hành về thành lập và quản lý quỹ mở;
b) Giám sát việc quản lý tài sản của các quỹ liên kết đơn vị của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc công ty quản lý quỹ được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thực hiện theo đúng hạn mức đầu tư, mục tiêu, chính sách đầu tư, cơ cấu danh mục đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm và quy định của pháp luật hiện hành tại mọi thời điểm. Trong trường hợp phát hiện vi phạm các quy định pháp luật và hợp đồng ủy thác đầu tư, ngân hàng giám sát phải báo cáo ngay cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) và thông báo cho công ty quản lý quỹ trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi phát hiện sự việc đồng thời yêu cầu thực hiện sửa lỗi hoặc thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả của các hành vi vi phạm này trong thời hạn quy định;
c) Giám sát, bảo đảm tính hợp pháp và chỉ thanh toán từ tài sản của quỹ các khoản chi phù hợp với quy định của pháp luật và mục tiêu đầu tư của quỹ;
d) Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm và công ty quản lý quỹ định kỳ rà soát giá trị tài sản ròng, định giá quỹ liên kết đơn vị, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị của quỹ liên kết đơn vị, bảo đảm các giá trị này được tính đúng, chính xác và phù hợp quy định của pháp luật;
đ) Giám sát việc tổ chức thực hiện và thẩm định kết quả hợp nhất, sáp nhập, giải thể, thanh lý tài sản quỹ liên kết đơn vị trong các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm được phép áp dụng các biện pháp trên.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng ngân hàng giám sát đối với quỹ liên kết đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) Lưu ký tài sản của các quỹ liên kết đơn vị phải tuân thủ các quy định hiện hành về thành lập và quản lý quỹ mở;
(2) Giám sát việc quản lý tài sản của các quỹ liên kết đơn vị của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc công ty quản lý quỹ được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thực hiện theo đúng hạn mức đầu tư, mục tiêu, chính sách đầu tư, cơ cấu danh mục đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm và quy định của pháp luật hiện hành tại mọi thời điểm.
Trong trường hợp phát hiện vi phạm các quy định pháp luật và hợp đồng ủy thác đầu tư, ngân hàng giám sát phải báo cáo ngay cho Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) và thông báo cho công ty quản lý quỹ trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi phát hiện sự việc đồng thời yêu cầu thực hiện sửa lỗi hoặc thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả của các hành vi vi phạm này trong thời hạn quy định;
(3) Giám sát, bảo đảm tính hợp pháp và chỉ thanh toán từ tài sản của quỹ các khoản chi phù hợp với quy định của pháp luật và mục tiêu đầu tư của quỹ;
(4) Phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm và công ty quản lý quỹ định kỳ rà soát giá trị tài sản ròng, định giá quỹ liên kết đơn vị, giá trị tài sản ròng trên một đơn vị của quỹ liên kết đơn vị, bảo đảm các giá trị này được tính đúng, chính xác và phù hợp quy định của pháp luật;
(5 Giám sát việc tổ chức thực hiện và thẩm định kết quả hợp nhất, sáp nhập, giải thể, thanh lý tài sản quỹ liên kết đơn vị trong các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm được phép áp dụng các biện pháp trên.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải sử dụng ngân hàng giám sát đối với quỹ liên kết đơn vị để thực hiện những nhiệm vụ nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng giám sát không được sử dụng tài sản của quỹ liên kết đơn vị vào những hoạt động nào?
Việc sử dụng tài sản của quỹ liên kết đơn vị được quy định tại khoản 2 Điều 113 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Ngân hàng giám sát đối với quỹ liên kết đơn vị
...
2. Các tài sản của quỹ liên kết đơn vị để ở ngân hàng giám sát đăng ký sở hữu dưới tên của doanh nghiệp bảo hiểm là tài sản thuộc sở hữu của quỹ liên kết đơn vị, không phải của ngân hàng giám sát hoặc công ty quản lý quỹ. Ngân hàng giám sát không được sử dụng tài sản của quỹ liên kết đơn vị để thanh toán, bảo lãnh thanh toán cho các khoản nợ của mình hoặc cho bên thứ ba.
Như vậy, theo quy định, Ngân hàng giám sát không được sử dụng tài sản của quỹ liên kết đơn vị để thanh toán, bảo lãnh thanh toán cho các khoản nợ của mình hoặc cho bên thứ ba.
Ngân hàng giám sát có trách nhiệm gì trong việc lập và lưu trữ hồ sơ, chứng từ liên quan đến quỹ liên kết đơn vị?
Trách nhiệm của Ngân hàng giám sát được quy định tại khoản 3 Điều 113 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Ngân hàng giám sát đối với quỹ liên kết đơn vị
...
2. Các tài sản của quỹ liên kết đơn vị để ở ngân hàng giám sát đăng ký sở hữu dưới tên của doanh nghiệp bảo hiểm là tài sản thuộc sở hữu của quỹ liên kết đơn vị, không phải của ngân hàng giám sát hoặc công ty quản lý quỹ. Ngân hàng giám sát không được sử dụng tài sản của quỹ liên kết đơn vị để thanh toán, bảo lãnh thanh toán cho các khoản nợ của mình hoặc cho bên thứ ba.
3. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm lập và lưu trữ trong thời gian 10 năm các hồ sơ, chứng từ dưới dạng văn bản và tệp dữ liệu điện tử nhằm xác nhận việc tuân thủ trong hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và doanh nghiệp bảo hiểm so với các mục tiêu đầu tư của quỹ liên kết đơn vị và quy định của pháp luật. Các tài liệu này phải được cung cấp theo yêu cầu bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Như vậy, Ngân hàng giám sát có trách nhiệm lập và lưu trữ trong thời gian 10 năm các hồ sơ, chứng từ dưới dạng văn bản và tệp dữ liệu điện tử nhằm xác nhận việc tuân thủ trong hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và doanh nghiệp bảo hiểm so với các mục tiêu đầu tư của quỹ liên kết đơn vị và quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng theo tuyến được miễn giấy phép xây dựng khi nào theo quy định của pháp luật?
- Ngân hàng liên doanh được tổ chức dưới hình thức nào? Thành viên sáng lập là ngân hàng thương mại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP theo Thông tư 95/2024 ra sao?
- Thờ cúng tổ tiên là gì? Thờ cúng tổ tiên bắt nguồn từ đâu? Thờ cúng tổ tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng?
- Thỏa thuận cấp bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Phí bảo lãnh được quy định ra sao?