Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có vốn điều lệ thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định mới thì sao?
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có vốn điều lệ thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định mới thì sao?
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trích lập dự phòng nghiệp vụ thì phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp xác nhận?
- Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có bắt buộc cư trú tại Việt Nam không?
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có vốn điều lệ thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định mới thì sao?
Việc xử lý trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có vốn điều lệ thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu theo quy định mới được quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Vốn điều lệ tối thiểu
1. Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
a) Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 750 tỷ đồng Việt Nam;
b) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam;
c) Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.300 tỷ đồng Việt Nam.
...
5. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày Nghị định này có hiệu lực có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu quy định tại Điều này thì trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn điều lệ và ký quỹ theo quy định.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải có vốn điều lệ tối thiểu tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 35 nêu trên.
Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được thành lập, tổ chức và hoạt động trước ngày 01/07/2023 có số vốn điều lệ thấp hơn mức vốn điều lệ tối thiểu nêu trên thì trước ngày 01 tháng 01 năm 2028 phải hoàn thành việc bổ sung đủ vốn điều lệ và ký quỹ theo quy định.
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trích lập dự phòng nghiệp vụ thì phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp xác nhận?
Việc trích lập dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được quy định tại Điều 40 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm có tham gia chia lãi;
đ) Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm hưu trí;
e) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp xác nhận.
Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có bắt buộc cư trú tại Việt Nam không?
Việc chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có bắt buộc cư trú tại Việt Nam không, theo quy định tại Điều 29 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn của chuyên gia tính toán (Appointed Actuary) của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe
1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Được đào tạo, có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 10 năm về tính toán trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 05 năm kể từ khi là thành viên chính thức (Fellow) của một trong những Hội các nhà tính toán bảo hiểm được quốc tế thừa nhận rộng rãi như: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế.
3. Không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.
4. Là người lao động tại doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
5. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
6. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các chức danh chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực.
Như vậy, chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 29 nêu trên.
Do đó, chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?