Doanh nghiệp bảo hiểm ký quỹ không đúng quy định pháp luật thì bị xử phạt như thế nào từ 15/2/2025?
Doanh nghiệp bảo hiểm ký quỹ không đúng quy định pháp luật thì bị xử phạt như thế nào từ 15/2/2025?
Căn cứ Điều 29 Nghị định 174/2024/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm ký quỹ không đúng quy định bị xử phạt như sau:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về ký quỹ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Ký quỹ không đúng quy định của pháp luật, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 96 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15, Điều 37 Nghị định số 21/2023/NĐ-CP;
b) Sử dụng tiền ký quỹ, rút tiền ký quỹ không đúng quy định của pháp luật, quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 96 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đúng quy định pháp luật đối với trường hợp vi phạm tại khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
...
3. Mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức:
a) Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều 9, Điều 10, khoản 2 Điều 11, Điều 12, Điều 14, khoản 2 Điều 15, Điều 16, khoản 2 Điều 18, Điều 20, Điều 21, khoản 2 Điều 22, Điều 24, Điều 25, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 27, Điều 28, Điều 33, khoản 1 Điều 38, Điều 40 của Nghị định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với tổ chức;
b) Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm;
c) Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.
...
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm ký quỹ không đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt từ 40 - 80 triệu đồng, đồng thời buộc thực hiện đúng quy định về ký quỹ.
Doanh nghiệp bảo hiểm ký quỹ không đúng quy định pháp luật thì bị xử phạt như thế nào năm 2025 (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện ký quỹ như thế nào?
Căn cứ Điều 96 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, ký quỹ của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như sau:
Ký quỹ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam phải sử dụng một phần vốn điều lệ, vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
2. Mức tiền ký quỹ bằng 02% vốn điều lệ tối thiểu, vốn được cấp tối thiểu tại thời điểm thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam chỉ được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm tuân thủ quy định về ký quỹ như sau:
- Phải sử dụng một phần vốn điều lệ, vốn được cấp để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
- Mức tiền ký quỹ bằng 02% vốn điều lệ tối thiểu, vốn được cấp tối thiểu tại thời điểm thành lập doanh nghiệp bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với bên mua bảo hiểm khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt và phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm bổ sung tiền ký quỹ đã sử dụng.
- Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay là gì?
Căn cứ Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay được quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.
2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
3. Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:
a) Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
5. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay bao gồm:
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.
- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
- Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:
+ Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật.
+ Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
+ Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
+ Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
- Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NHPT/ky-quy-khong-dung-quy-dinh.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/12-12-2024/doanh-nghiep-bao-hiem.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/12-12-2024/bien-phap-cai-thien.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/phuong-phap-tinh-phi-bao-hiem.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NPDT/2807/chay-no.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/QD/241001/boi-thuong-bao-hiem.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/ngoai-phan-phi-bao-hiem.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/241101/muc-von-dieu-le.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/241101/doanh-nghiep-bao-hiem-bi-sap-nhap.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/doanh-nghiep-bao-hiem-co-luu-tru.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập có phải nộp hồ sơ gửi về cho UBND xã đúng không?
- Mẫu chứng chỉ đại lý bảo hiểm mới nhất 2025 là mẫu nào? Chứng chỉ đại lý bảo hiểm có bao nhiêu loại?
- Giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực y tế cần phải đáp ứng điều kiện gì? Các nguyên tắc giải thể đơn vị sự nghiệp công lập?
- Cúng thần tài cá lóc nướng? Tại sao ngày vía thần tài cúng cá lóc nướng? Cúng Thần tài trong nhà hay ngoài trời?
- Kết quả kiểm tra huấn luyện kỹ thuật an toàn tiền chất thuốc nổ đạt bao nhiêu thì được cấp giấy chứng nhận?