Doanh nghiệp bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm mà không ghi rõ các nội dung về điều khoản bảo hiểm có được không?
- Có những loại hợp đồng bảo hiểm nào được giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm?
- Doanh nghiệp bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm mà không ghi rõ các nội dung về điều khoản bảo hiểm có được không?
- Trách nhiệm bảo hiểm có phải được phát sinh ngay từ lúc hai bên giao kết hợp đồng bảo hiểm không?
Có những loại hợp đồng bảo hiểm nào được giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm?
Theo khoản 1 Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về các loại hợp đồng bảo hiểm như sau:
Hợp đồng bảo hiểm
1. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
b) Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
c) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
d) Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
đ) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Hợp đồng bảo hiểm quy định tại các điểm c, d và đ khoản này thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.
...
Dựa vào quy định trên, có thể thấy doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể giao kết những loại hợp đồng bảo hiểm sau:
- Hợp đồng bảo hiểm con người;
- Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;
- Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Trước đây, căn cứ Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) về hợp đồng bảo hiểm được quy định như sau:
Hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm con người;
b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được áp dụng theo quy định của Bộ luật hàng hải; đối với những vấn đề mà Bộ luật hàng hải không quy định thì áp dụng theo quy định của Luật này.
4. Những vấn đề liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không quy định trong Chương này được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan."
Hợp đồng bảo hiểm (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm mà không ghi rõ các nội dung về điều khoản bảo hiểm có được không?
Theo Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về nội dung của hợp đồng bảo hiểm như sau:
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;
d) Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
i) Phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
Như vậy, một trong những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng bảo hiểm giao kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người mua bảo hiểm là các điều khoản bảo hiểm và các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm.
Do đó, bạn có thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bổ sung các điều khoản này vào hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật.
Trước đây, thành phần nội dung của hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 13 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) cụ thể như sau:
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản;
d) Phạm vi bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm;
đ) Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Thời hạn, phương thức trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường;
i) Các quy định giải quyết tranh chấp;
k) Ngày, tháng, năm giao kết hợp đồng.
2. Ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng bảo hiểm có thể có các nội dung khác do các bên thoả thuận."
Trách nhiệm bảo hiểm có phải được phát sinh ngay từ lúc hai bên giao kết hợp đồng bảo hiểm không?
Trước đây, Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi 2010 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) có quy định cụ thể về thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm như sau, tuy nhiên theo Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) đã không còn quy định nữa.
Thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm
Trách nhiệm bảo hiểm phát sinh khi có một trong những trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm;
2. Hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết, trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm;
3. Có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm.”
Theo đó, hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và phải đáp ứng thêm điều kiện bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm hoặc trong đó có thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm về việc bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm; hoặc trường hợp có bằng chứng về việc hợp đồng bảo hiểm đã được giao kết và bên mua bảo hiểm đã đóng đủ phí bảo hiểm thì trách nhiệm bảo hiểm mới được phát sinh.
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về các loại hợp đồng bảo hiểm, nội dung của hợp đồng bảo hiểm và thời điểm phát sinh trách nhiệm bảo hiểm để các cá nhân, tổ chức liên quan áp dụng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm không có nội dung về điều khoản bảo hiểm mà không có thỏa thuận trước, bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bổ sung theo đúng quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?