Doanh nghiệp bảo hiểm được rút ngắn thời hạn bảo hiểm trong trường hợp nào? Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm phải có trách nhiệm gì?
Doanh nghiệp bảo hiểm được rút ngắn thời hạn bảo hiểm trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm như sau:
Thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm
...
3. Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền thực hiện một trong các nội dung sau đây:
a) Tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;
b) Giảm số tiền bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm;
c) Rút ngắn thời hạn bảo hiểm;
d) Thu hẹp phạm vi bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
4. Trường hợp bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu tại khoản 3 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.
Như vậy, trong trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, căn cứ thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền rút ngắn thời hạn bảo hiểm.
Lưu ý: Nếu bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu này, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm được rút ngắn thời hạn bảo hiểm trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài hoặc bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp sau đây:
1. Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí;
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm không chấp nhận yêu cầu về thay đổi mức độ rủi ro được bảo hiểm quy định tại Điều 23 của Luật này;
...
Bên cạnh đó, tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 có quy định như sau:
Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm
...
2. Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 26 của Luật này, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có giá trị hoàn lại, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
...
Như vậy, khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm sau đây:
- Hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có giá trị hoàn lại: Trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận không được vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm đúng không?
Căn cứ Điều 16 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 về nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm như sau:
Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:
1. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
2. Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này;
3. Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;
4. Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
5. Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
Như vậy, số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?