Doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài có được sử dụng tiền, tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù đắp lỗ cho khoản đầu tư?
- Doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài có được sử dụng tiền, tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù đắp lỗ cho khoản đầu tư?
- Hình thức và hạn mức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm quy định thế nào?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận thực hiện đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm gồm những gì?
Doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài có được sử dụng tiền, tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù đắp lỗ cho khoản đầu tư?
Theo điểm đ khoản 3 Điều 100 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Đầu tư ra nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được đầu tư ra nước ngoài dưới các hình thức sau đây:
a) Thành lập hoặc góp vốn thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài; thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài; mở văn phòng đại diện và hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài;
b) Mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được đầu tư ra nước ngoài từ các nguồn sau đây:
a) Phần vốn chủ sở hữu còn lại sau khi trừ đi phần vốn đáp ứng yêu cầu tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán theo quy định của Luật này;
b) Phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm có quyền lợi liên kết với các chỉ số đầu tư của nước ngoài và phần vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của các hợp đồng bảo hiểm được giao kết với các tổ chức, cá nhân tại nước ngoài.
3. Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải bảo đảm tuân thủ các quy định chung về đầu tư quy định tại Điều 99 của Luật này và các quy định sau đây:
a) Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm;
b) Tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý ngoại hối;
c) Thực hiện dưới tên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đó;
d) Thực hiện quản lý và theo dõi tách biệt nguồn vốn đầu tư, tài sản đầu tư, doanh thu, chi phí của hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
đ) Không được sử dụng tiền, tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù đắp lỗ, thiếu hụt tiền của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
...
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài không được sử dụng tiền, tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù đắp lỗ, thiếu hụt tiền của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài có được sử dụng tiền, tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù đắp lỗ cho khoản đầu tư? (hình từ internet)
Hình thức và hạn mức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm quy định thế nào?
Hình thức và hạn mức đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 48 Nghị định 46/2023/NĐ-CP:
Hạn mức, hồ sơ, trình tự, thủ tục đầu tư ra nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định pháp luật đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn quy định tại khoản 1 Điều 46 Nghị định này.
2. Việc đầu tư ra nước ngoài từ phần vốn chủ sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được thực hiện dưới các hình thức và hạn mức đầu tư như sau:
a) Thành lập hoặc góp vốn thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và hình thức hiện diện thương mại khác của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài: Không hạn chế;
b) Hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:
Mua trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của Chính phủ: Không hạn chế;
Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của các tổ chức phát hành được xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế: Standard & Poor's, Moody's Investors Service và Fitch Ratings: Tối đa 50% số tiền đầu tư ra nước ngoài;
Mua cổ phiếu niêm yết, chứng chỉ quỹ niêm yết: Tối đa 15% số tiền đầu tư ra nước ngoài;
...
Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức và hạn mức sau:
(i) Thành lập hoặc góp vốn thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và hình thức hiện diện thương mại khác của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài: Không hạn chế;
(ii) Hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài:
Mua trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của Chính phủ: Không hạn chế;
Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu của các tổ chức phát hành được xếp hạng tín nhiệm bởi các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế: Standard & Poor's, Moody's Investors Service và Fitch Ratings: Tối đa 50% số tiền đầu tư ra nước ngoài;
Mua cổ phiếu niêm yết, chứng chỉ quỹ niêm yết: Tối đa 15% số tiền đầu tư ra nước ngoài.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thực hiện đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thực hiện đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm gồm các tài liệu quy định tại Điều 48 Nghị định 46/2023/NĐ-CP:
- Văn bản đề nghị chấp thuận thực hiện đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Văn bản của cấp có thẩm quyền theo Điều lệ công ty về việc doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm tiến hành thực hiện hoặc điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
- Tài liệu giải trình về việc thực hiện hoặc điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động đầu tư ra nước ngoài:
Đối với trường hợp tiến hành thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài, tài liệu phải nêu rõ: Quốc gia dự kiến đầu tư, mục tiêu đầu tư, hình thức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, quy mô vốn đầu tư, tiến độ thực hiện đầu tư, dự kiến hiệu quả đầu tư; hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác (nếu có).
Đối với trường hợp điều chỉnh quy mô nguồn vốn đầu tư, hình thức đầu tư ra nước ngoài, tài liệu phải nêu rõ tình hình, kết quả thực hiện đầu tư, các khó khăn, thuận lợi (nếu có) và phương án điều chỉnh.
Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động đầu tư ở nước ngoài, tài liệu giải trình phải nêu rõ lý do chấm dứt, kết quả thực hiện đầu tư, khả năng thu hồi vốn đầu tư và thời hạn dự kiến chấm dứt hoạt động đầu tư;
- Quy trình nội bộ về đầu tư ra nước ngoài, bao gồm nội dung về cơ chế kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, nhận dạng và quản trị rủi ro liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong trường hợp đề nghị chấp thuận thực hiện hoặc điều chỉnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
- Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải nộp dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện và hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài theo quy định pháp luật;
- Bằng chứng chứng minh doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đáp ứng quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 47 Nghị định này đối với trường hợp nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài;
- Văn bản của cơ quan thuế xác nhận đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước Việt Nam tính tới thời điểm nộp hồ sơ trong trường hợp đề nghị chấp thuận thực hiện hoặc điều chỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Noel là ngày gì? Noel là ngày 24 hay 25? Lễ Giáng sinh người lao động có được nghỉ làm để đi chơi Noel không?
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?