Doanh nghiệp bảo hiểm có thể kết hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ với nhau hay không?
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể kết hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ với nhau hay không?
Căn cứ Điều 15 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về hợp đồng bảo hiểm như sau:
Hợp đồng bảo hiểm
1. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
b) Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
c) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
d) Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
đ) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Hợp đồng bảo hiểm quy định tại các điểm c, d và đ khoản này thuộc loại hình bảo hiểm phi nhân thọ.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận giao kết một loại hợp đồng bảo hiểm hoặc kết hợp nhiều loại hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều này và bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 63 của Luật này.
3. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hàng hải; nội dung không quy định tại Bộ luật Hàng hải thì thực hiện theo quy định của Luật này.
4. Nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm không được quy định trong Luật này thì thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp bảo hiểm có thể kết hợp nhiều loại hợp đồng với nhau kể cả hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ (Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm tài sản).
Doanh nghiệp bảo hiểm có thể kết hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ với nhau hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có thể đưa vào hợp đồng bảo hiểm điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hay không?
Căn cứ Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:
Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
2. Trường hợp có điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm, phải giải thích rõ ràng, đầy đủ và có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài giải thích đầy đủ và hiểu rõ nội dung này khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không được áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo.
Theo quy định trên thì doanh nghiệp có thể đưa điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm vào trong hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp có điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm, phải giải thích rõ ràng, đầy đủ và có bằng chứng xác nhận việc bên mua bảo hiểm đã được doanh nghiệp bảo hiểm giải thích đầy đủ và hiểu rõ nội dung này khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Khi đưa điều khoản loại trừ bảo hiểm vào trong hợp đồng thì doanh nghiệp cần lưu ý nếu vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo.
Nội dung trong hợp đồng bảo hiểm hiện nay phải đảm bảo được những nội dung nào?
Căn cứ Điều 17 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về nội dung hợp đồng bảo hiểm như sau:
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;
b) Đối tượng bảo hiểm;
c) Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm;
d) Phạm vi hoặc quyền lợi bảo hiểm; quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
đ) Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm;
e) Thời hạn bảo hiểm, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm;
g) Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm;
h) Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
i) Phương thức giải quyết tranh chấp.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
Theo đó, nội dung trong hợp đồng bảo hiểm hiện nay giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm phải đảm bảo đầy đủ những nội dung theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán? Tải về Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán chi tiết?
- Ngày 26 Tết Âm lịch tới Tết Âm lịch Ất Tỵ đếm ngược? Ngày 26 Tết Âm lịch: CBCCVC chính thức được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ?
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ? Bị phạt bao nhiêu?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử khi bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho khách hàng là khi nào?
- Mẫu bản cam kết của tổ thẩm định đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07? Tải về file word mẫu bản cam kết?