Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên thứ ba trả tiền bảo hiểm nhân thọ đã chi trả khi bên thứ ba gây ra cái chết cho người được bảo hiểm không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên thứ ba trả tiền bảo hiểm nhân thọ đã chi trả khi bên thứ ba gây ra cái chết cho người được bảo hiểm không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải không trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp nào?
- Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không trả tiền bảo hiểm theo quy định thì có phải trả lại tiền bảo hiểm đã thu trước đó không?
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên thứ ba trả tiền bảo hiểm nhân thọ đã chi trả khi bên thứ ba gây ra cái chết cho người được bảo hiểm không?
Trường hợp không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn được quy định tại Điều 38 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn
Trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn có nghĩa vụ bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm mà không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã trả cho người thụ hưởng. Người thứ ba vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trường hợp người được bảo hiểm chết do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn có nghĩa vụ bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm mà không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đã trả cho người thụ hưởng.
Người thứ ba vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Trước đây, trường hợp không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn được căn cứ theo Điều 37 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn
Trong trường hợp người được bảo hiểm chết, bị thương tật hoặc đau ốm do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm mà không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng. Người thứ ba phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong trường hợp người được bảo hiểm nhân thọ chết do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của người thứ ba gây ra thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng.
Và doanh nghiệp bảo hiểm không có quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã trả cho người thụ hưởng.
Người thứ ba này sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Chi trả tiền bảo hiểm nhân thọ (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải không trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải không trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
- Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
- Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
- Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
- Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
- Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Trước đây, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải không trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải trả tiền bảo hiểm trong các trường hợp sau đây:
a) Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực;
b) Người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng;
c) Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
2. Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
...
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải không trả tiền bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp người được bảo hiểm chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng.
Hoặc trong trường hợp người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn hai năm, kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực.
Và người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình.
Trong trường hợp một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không trả tiền bảo hiểm theo quy định thì có phải trả lại tiền bảo hiểm đã thu trước đó không?
Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải không trả tiền bảo hiểm trong những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Có hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
...
3. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không trả tiền bảo hiểm nhân thọ theo quy định thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Trước đây, các trường hợp không trả tiền bảo hiểm được căn cứ theo khoản 3 Điều 39 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 (Hết hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:
Các trường hợp không trả tiền bảo hiểm
...
3. Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan; nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không trả tiền bảo hiểm nhân thọ theo quy định thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi đã trừ các chi phí hợp lý có liên quan.
Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Quy định về dạy thêm học thêm ngoài nhà trường từ 14 02 2025 theo Thông tư 29/2024 thế nào?
- Thời gian giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8% năm 2025 theo Nghị định 180/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024?
- Cách viết Bản tường trình học sinh cấp 1 có hành vi trộm cắp đồ dùng học tập của bạn cùng lớp? Tải mẫu?
- Đáp án Vòng 1 Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?