Doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba hay không?

Cho hỏi doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba hay không? Tôi là Thu Linh, doanh nghiệp bảo hiểm của tôi có bán bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho một nhà thầu tư vấn ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tuy nhiên vì xảy ra sự cố mà nhà thầu đó phải bồi thường tổn thất của bên thứ ba. Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm của tôi có phải bồi thường những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba hay không? Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bao gồm những gì?

Doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba hay không?

Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 50/2022/TT-BTC (Có hiệu lực ngày 01/10/2022) quy định về nguyên tắc bồi thường bảo hiểm như sau:

- Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

+ Tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan phát sinh do hành động sơ suất, bất cẩn của người được bảo hiểm là hậu quả của việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng thuộc phạm vi bảo hiểm.

+ Yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba lần đầu tiên được đưa ra (từ một sự kiện bảo hiểm) đối với người được bảo hiểm và được bên mua bảo hiểm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm, bao gồm cả các chi phí phải trả cho luật sư do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc do người được bảo hiểm chỉ định (có sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm), các khoản lệ phí, chi phí khác phát sinh từ việc điều tra, chỉnh lý, bào chữa liên quan đến sự kiện bảo hiểm nhưng không bao gồm tiền lương trả cho người lao động hoặc người quản lý ký kết hợp đồng lao động với người được bảo hiểm.

+ Các chi phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

- Tổng mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với tất cả các yêu cầu đòi bồi thường trong suốt thời hạn bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

- Trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng với hai (02) doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận theo hợp đồng bảo hiểm trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã giao kết.

- Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật Hình sự.

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan trong các trường hợp cụ thể được quy định nêu trên.

Trước đây, căn cứ Điều 24 Thông tư 329/2016/TT-BTC (Hết hiệu lực ngày 01/10/2022) quy định về nguyên tắc bồi thường bảo hiểm như sau;

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm

1. Doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho nhà thầu tư vấn những khoản tiền mà nhà thầu tư vấn có trách nhiệm bồi thường cho các tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:

a) Tổn thất của bên thứ ba và các chi phí có liên quan phát sinh do hành động sơ suất, bất cẩn của người được bảo hiểm trong quá trình thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng thuộc phạm vi bảo hiểm.

b) Yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba lần đầu tiên được đưa ra (từ một sự kiện bảo hiểm) đối với người được bảo hiểm và được bên mua bảo hiểm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm, bao gồm cả các chi phí phải trả cho luật sư do doanh nghiệp bảo hiểm chỉ định hoặc do người được bảo hiểm chỉ định (có sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm), các khoản lệ phí, chi phí khác phát sinh từ việc điều tra, chỉnh lý, bào chữa liên quan đến sự kiện bảo hiểm nhưng không bao gồm tiền lương trả cho người lao động hoặc người quản lý ký kết hợp đồng lao động với người được bảo hiểm.

c) Các chi phí khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

2. Tổng mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với tất cả các yêu cầu đòi bồi thường trong suốt thời hạn bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.

3. Trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng với hai (02) doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận theo hợp đồng bảo hiểm trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã giao kết.

4. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm chi trả bất kỳ khoản chi phí nào mà nhà thầu tư vấn trả cho bên thứ ba nhưng không có sự đồng ý trước bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm.

5. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không bồi thường bất kỳ khiếu nại nào nếu không được sự đồng ý của người được bảo hiểm.

6. Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường đối với những khoản tiền phát sinh, tăng thêm do hành vi gian lận bảo hiểm theo quy định tại Bộ luật hình sự.

7. Trường hợp bên thứ ba bị tổn thất về tài sản, việc giám định tổn thất thực hiện theo quy định tại Điều 16 của Thông tư này.

Giải quyết bồi thường bảo hiểm khi có yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba

Trách nhiệm giải quyết bồi thường bảo hiểm cho nhà thầu tư vấn khi có yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba

Căn cứ theo theo khoản 5 Điều 19 Thông tư 50/2022/TT-BTC (Có hiệu lực ngày 01/10/2022) quy định về trách nhiệm giải quyết bồi thường bảo hiểm cho nhà thầu tư vấn khi có yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba được thực hiện như sau:

(1) Đối với bên mua bảo hiểm:

- Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc; sau đó trong thời hạn mười bốn (14) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba, phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm.

- Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.

- Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 7 Điều 20 Thông tư này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.

- Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Thông tư này.

(2) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:

- Giám định tổn thất theo quy định pháp luật và lập biên bản giám định nguyên nhân và mức độ tổn thất theo quy định tại khoản 6 Điều 20 Thông tư này.

- Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.

- Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên thứ ba thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

- Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.

- Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.

Trước đậy, tại khoản 8 Điều 24 Thông tư 329/2016/TT-BTC (Hết hiệu lực ngày 01/10/2022) quy định về trách nhiệm giải quyết bồi thường bảo hiểm khi có yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba như sau:

Nguyên tắc bồi thường bảo hiểm

...

8. Khi có yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phối hợp giải quyết bồi thường bảo hiểm như sau:

a) Đối với bên mua bảo hiểm:

- Lập tức thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm bằng các phương tiện thông tin liên lạc; sau đó trong thời hạn mười bốn (14) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Thực hiện mọi biện pháp trong phạm vi khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất.

- Cung cấp các tài liệu trong hồ sơ bồi thường theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 7 Điều 25 Thông tư này, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.

- Thực hiện, phối hợp, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện các hành động và biện pháp cần thiết hoặc theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng sau khi bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo Thông tư này.

b) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:

- Giám định tổn thất theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

- Hướng dẫn bên mua bảo hiểm, phối hợp với bên mua bảo hiểm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thu thập đầy đủ các tài liệu để lập hồ sơ bồi thường.

- Lập tài liệu theo quy định tại khoản 6 Điều 25 Thông tư này.

- Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại của bên thứ ba thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

- Trường hợp chấp nhận bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản thông báo bồi thường bảo hiểm.

- Trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải có văn bản giải thích lý do.

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cho nhà thầu tư vấn bao gồm những gì?

Căn cứ theo theo Điều 20 Thông tư 50/2022/TT-BTC (Có hiệu lực ngày 01/10/2022) quy định về hồ sơ bồi thường bảo hiểm cho nhà thầu tư vấn bao gồm:

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm các tài liệu sau:
1. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.
2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên thứ ba đối với người được bảo hiểm.
4. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính) do bên mua bảo hiểm cung cấp. Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:
a) Giấy chứng nhận thương tích.
b) Giấy ra viện.
c) Giấy chứng nhận phẫu thuật.
d) Hồ sơ bệnh án.
đ) Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an hoặc kết quả giám định của Cơ quan giám định pháp y.
e) Hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ về chi phí y tế.
5. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:
a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (bản sao công chứng hoặc bản sao của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.
c) Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hoặc để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.
6. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm lập được thống nhất giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm.
7. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Trước đây, theo Điều 25 Thông tư 329/2016/TT-BTC (Hết hiệu lực ngày 01/10/2022) quy định về hồ sơ bồi thường bảo hiểm như sau:

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm các tài liệu sau:

1. Thông báo yêu cầu đòi bồi thường của bên thứ ba và yêu cầu bồi thường do bên mua bảo hiểm lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm: Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.

3. Văn bản yêu cầu bồi thường của bên thứ ba đối với người được bảo hiểm.

4. Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao có xác nhận của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản gốc). Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:

a) Giấy chứng thương.

b) Giấy ra viện.

c) Giấy chứng nhận phẫu thuật.

d) Hồ sơ bệnh án.

đ) Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong).

e) Hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ về chi phí y tế (bản gốc).

5. Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản, bao gồm:

a) Hồ sơ sự cố công trình xây dựng (bản sao công chứng hoặc bản sao của bên lập hồ sơ) theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).

b) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ trong trường hợp sửa chữa, thay mới tài sản.

c) Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà bên mua bảo hiểm đã chi ra để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

6. Biên bản giám định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.

7. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Doanh nghiệp bảo hiểm TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hoạt động thuê ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi nào doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán? Được dùng tiền ký quỹ khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt đúng không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có được chi trả cổ tức khi đang trong quá trình thực hiện biện pháp cải thiện để bảo đảm an toàn tài chính?
Pháp luật
Nhượng tái bảo hiểm được thực hiện dựa trên cơ sở nào? Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm nhân thọ?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiết bị điện hoạt động quá tải gây cháy nổ không?
Pháp luật
Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Ngoài phần phí bảo hiểm cơ bản thì bên mua bảo hiểm có thể đóng thêm phí bảo hiểm để đầu tư vào quỹ liên kết chung không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm muốn thay đổi mức vốn điều lệ cần phải có được sự đồng ý của cơ quan nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm bị sáp nhập thì có bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm phải lưu giữ thông tin công khai về việc điều chỉnh lãi suất đầu tư công bố của quỹ liên kết chung tối thiểu bao nhiêu năm?
Pháp luật
Tổng hợp 04 mẫu báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm mới nhất dành cho doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe? Tải trọn bộ ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp bảo hiểm
1,118 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp bảo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào