Doanh nghiệp bảo hiểm có được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua bán chứng khoán hay không?
- Doanh nghiệp bảo hiểm có được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua bán chứng khoán hay không?
- Trước khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua bán chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm phải được sự cho phép của cơ quan nào?
- Doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp bảo hiểm có được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua bán chứng khoán hay không?
Điều đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 100 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Đầu tư ra nước ngoài
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm chỉ được đầu tư ra nước ngoài dưới các hình thức sau đây:
a) Thành lập hoặc góp vốn thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài; thành lập chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm ở nước ngoài; mở văn phòng đại diện và hình thức hiện diện thương mại khác tại nước ngoài;
b) Mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ.
...
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua bán chứng khoán.
Doanh nghiệp bảo hiểm có được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua bán chứng khoán hay không? (Hình từ Internet)
Trước khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua bán chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm phải được sự cho phép của cơ quan nào?
Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại khoản 3 Điều 100 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Đầu tư ra nước ngoài
...
3. Việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm phải bảo đảm tuân thủ các quy định chung về đầu tư quy định tại Điều 99 của Luật này và các quy định sau đây:
a) Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm;
b) Tuân thủ quy định pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, pháp luật về đầu tư, pháp luật về quản lý ngoại hối;
c) Thực hiện dưới tên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đó;
d) Thực hiện quản lý và theo dõi tách biệt nguồn vốn đầu tư, tài sản đầu tư, doanh thu, chi phí của hoạt động đầu tư ra nước ngoài;
đ) Không được sử dụng tiền, tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù đắp lỗ, thiếu hụt tiền của hoạt động đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
e) Được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
4. Chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được đầu tư ra nước ngoài.
5. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, hạn mức, hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Như vậy, theo quy định, trước khi thực hiện đầu tư ra nước ngoài theo hình thức mua bán chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
Doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản trong trường hợp nào?
Vệc đầu tư kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại khoản 3 Điều 99 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:
Quy định chung về đầu tư
...
3. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam không được phép thực hiện các hoạt động đầu tư sau đây:
a) Kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp: mua cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán, chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng; mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ; cho thuê trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng; nắm giữ bất động sản do xử lý trái phiếu có bảo đảm bằng bất động sản, do đối trừ công nợ phải thu bằng bất động sản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nắm giữ;
b) Đầu tư kim khí quý, đá quý;
c) Đầu tư tài sản cố định vô hình, trừ trường hợp phục vụ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp, chi nhánh;
d) Đầu tư chứng khoán phái sinh hoặc hợp đồng phái sinh, trừ trường hợp chứng khoán phái sinh niêm yết nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm và từ danh mục đầu tư chứng khoán doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam đang nắm giữ.
...
Như vậy, theo uy định, doanh nghiệp bảo hiểm được đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản trong các trường hợp sau đây:
- Mua cổ phiếu của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán, chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng;
- Mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để sử dụng làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ;
- Cho thuê trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng;
- Nắm giữ bất động sản do xử lý trái phiếu có bảo đảm bằng bất động sản, do đối trừ công nợ phải thu bằng bất động sản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nắm giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?