Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường do ai thành lập? Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường có các quyền gì?
Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường có các quyền gì?
Theo khoản 1 Điều 47 Luật Đo lường 2011 quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường như sau:
Quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường
1. Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường có các quyền sau đây:
a) Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
b) Cảnh báo nguy cơ không bảo đảm yêu cầu về đo lường của đối tượng kiểm tra;
c) Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 48 của Luật này;
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
...
Theo đó, cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường có các quyền sau đây:
- Quyết định thành lập đoàn kiểm tra;
- Cảnh báo nguy cơ không bảo đảm yêu cầu về đo lường của đối tượng kiểm tra;
- Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 48 của Luật này;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyết định của đoàn kiểm tra, hành vi của thành viên đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Kiểm tra nhà nước về đo lường (Hình từ Internet)
Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 47 Luật Đo lường 2011 quy định về quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường như sau:
Quyền hạn, nhiệm vụ của cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường
...
2. Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường có nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra hàng năm trình cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền phê duyệt;
b) Ra quyết định xử lý theo thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo và kiến nghị xử lý vi phạm của đoàn kiểm tra; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
c) Bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch và không phân biệt đối xử trong hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường;
d) Giữ bí mật thông tin, tài liệu liên quan đến tổ chức, cá nhân được kiểm tra khi chưa có kết luận;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý và việc xử lý vi phạm đã thực hiện.
Theo quy định trên, cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường có nhiệm vụ sau đây:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra hàng năm trình cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền phê duyệt;
- Ra quyết định xử lý theo thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo và kiến nghị xử lý vi phạm của đoàn kiểm tra; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
- Bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, minh bạch và không phân biệt đối xử trong hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường;
- Giữ bí mật thông tin, tài liệu liên quan đến tổ chức, cá nhân được kiểm tra khi chưa có kết luận;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định xử lý và việc xử lý vi phạm đã thực hiện.
Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường do ai thành lập?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 86/2012/NĐ-CP quy định về đoàn kiểm tra như sau:
Đoàn kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra do Thủ trưởng cơ quan thực hiện kiểm tra quyết định thành lập.
2. Thành phần của đoàn kiểm tra gồm Trưởng đoàn và thành viên khác. Số lượng thành viên đoàn kiểm tra tùy thuộc vào nội dung kiểm tra và do Thủ trưởng cơ quan thực hiện kiểm tra quyết định.
3. Trưởng đoàn là cán bộ quản lý thuộc cơ quan thực hiện kiểm tra. Trưởng đoàn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đoàn: phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra; tổ chức lập biên bản kiểm tra hoặc biên bản vi phạm hành chính theo quy định; thông qua hồ sơ, biên bản để trình cơ quan ra quyết định kiểm tra, chuyển cho cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định.
4. Thành viên khác
a) Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đo lường cần kiểm tra và làm nhiệm vụ kiểm tra về kỹ thuật đo lường;
b) Người của cơ quan thực hiện kiểm tra, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, thanh tra viên khoa học và công nghệ, công an, quản lý thị trường, người của cơ quan, tổ chức khác được cử tham gia đoàn kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ theo phân công.
5. Thành viên đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, xử lý theo phân công và theo quy định của pháp luật.
6. Trưởng đoàn, cán bộ kỹ thuật quy định tại Điểm a và người của cơ quan thực hiện kiểm tra quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều này phải có chứng chỉ hoàn thành khoá đào tạo nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về đo lường do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức.
Theo đó, đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường do Thủ trưởng cơ quan thực hiện kiểm tra quyết định thành lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?