Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh phải mời đại diện cơ quan Công an tham gia cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động khi nào?
- Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh được thành lập trong các trường hợp nào?
- Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh phải mời đại diện cơ quan Công an tham gia cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động khi nào?
- Nhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động được quy định như thế nào?
Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh được thành lập trong các trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh trong các trường hợp sau:
- Để tiến hành điều tra tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên, kể cả người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015;
- Điều tra lại vụ tai nạn lao động đã được Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã điều tra khi có khiếu nại, tố cáo hoặc khi xét thấy cần thiết.
Ngoài ra, thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh gồm có đại diện của Thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động thuộc cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Sở Y tế, đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và một số thành viên khác.
Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh được thành lập trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh phải mời đại diện cơ quan Công an tham gia cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động khi nào?
Căn cứ tại điểm e khoản 4 Điều 14 Nghị định 39/2016/NĐ-CP về quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh cụ thể như sau:
Quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh
Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:
1. Thực hiện các nội dung như quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 13 Nghị định này.
2. Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định này tại cơ sở hoặc tại trụ sở Ủy ban nhân cấp xã nơi xảy ra tai nạn.
4. Thành phần cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động gồm:
a) Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động;
b) Thành viên đoàn Điều tra tai nạn lao động;
c) Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trong trường hợp người lao động bị tai nạn làm việc theo hợp đồng lao động; đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn trong trường hợp người lao động bị tai nạn làm việc không theo hợp đồng lao động;
d) Người bị nạn hoặc đại diện thân nhân người bị nạn, người biết sự việc, người có liên quan đến vụ tai nạn;
đ) Đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập Công đoàn cơ sở trong trường hợp người lao động bị tai nạn làm việc theo hợp đồng lao động;
e) Mời đại diện cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân đã tham gia Điều tra trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người.
5. Thành viên dự họp có ý kiến không nhất trí với nội dung Biên bản Điều tra tai nạn lao động thì được ghi ý kiến và ký tên vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động; người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản ký tên, đóng dấu (nếu có) vào Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
Như vậy, đối với cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh phải mời đại diện cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân đã tham gia Điều tra trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động chết người.
Nhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì nhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động được quy định như sau
- Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
+ Quyết định tiến hành việc Điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong các thành viên Đoàn Điều tra;
+ Phân công cụ thể nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Đoàn Điều tra;
+ Tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động; quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả Điều tra tai nạn lao động;
+ Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
- Các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
+ Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn Điều tra;
+ Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn Điều tra;
+ Không được Tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình Điều tra khi chưa công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có giấy hẹn đăng ký xe ô tô có được tham gia giao thông? Mức phạt cao nhất khi tham gia giao thông mà chưa có giấy đăng ký xe?
- Cá nhân không có đủ tiền để nộp tiền sử dụng đất nhưng có quyết định giao đất thì có bị thu hồi không?
- Mục đích sử dụng của nhà chung cư theo Luật mới? Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp?
- Khi cưỡng chế thu hồi đất mà người có tài sản không đến nhận thì cơ quan có thẩm quyền có bán tài sản đó được không?
- Các bên khi giao dịch mua bán nhà ở có được thỏa thuận về thời hạn bên mua được sở hữu nhà ở không?