Đồ chơi trẻ em dưới 16 tuổi cần đảm bảo những yêu cầu an toàn gì theo đúng quy chuẩn và trên nhãn đồ chơi trẻ em cần thể hiện những nội dung gì mới phù hợp?

Đồ chơi trẻ em dưới 16 tuổi cần đảm bảo những yêu cầu an toàn gì mới đúng quy chuẩn? Tôi muốn mua đồ chơi cho con gái nhà tôi (cháu được 6 tuổi), theo tôi biết thì có Quy chuẩn riêng đối với loại đồ chơi cho trẻ em. Vậy cụ thể yêu cầu về an toàn đối với đồ chơi trẻ em được quy định như thế nào? Nội dung ghi trên nhãn đồ chơi thực hiện ra sao? Và cho tôi biết các sản phẩm đồ chơi trẻ em đạt chuẩn theo Quy chuẩn riêng đó.

Đồ chơi trẻ em dưới 16 tuổi cần đảm bảo những yêu cầu an toàn gì mới đúng quy chuẩn?

Theo tiết mục 1.3.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3/2019:BKHCN về An toàn đồ chơi trẻ em, giải thích đồ chơi trẻ em là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế hoặc được nêu rõ để sử dụng cho trẻ nhỏ hơn 16 tuổi sử dụng khi chơi. Đồ chơi trẻ em là tên gọi chung cho các sản phẩm được quy định tại Phụ lục I của quy chuẩn kỹ thuật này.

Bên cạnh đó, tại Mục 2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3/2019:BKHCN về An toàn đồ chơi trẻ em có quy định:

Yêu cầu về an toàn đối với đồ chơi trẻ em

(1) Yêu cầu an toàn về cơ lý

(2) Yêu cầu an toàn về tính cháy

(3) Yêu cầu an toàn về hóa học

Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại

Giới hạn về hợp chất hữu cơ độc hại:

- Chất lỏng trong đồ chơi trẻ em: Chất lỏng có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được có pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ viết.

- Formaldehyt trong đồ chơi dành cho trẻ em dưới 3 tuổi:

+ Các chi tiết bằng vải dệt có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.

+ Các chi tiết bằng giấy có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.

+ Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 80 mg/kg.

(4) Yêu cầu an toàn đối với đồ chơi trẻ em sử dụng điện

Đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không một bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V.

Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa các rủi ro về điện.

Đồ chơi trẻ em dưới 16 tuổi cần đảm bảo những yêu cầu an toàn gì theo đúng quy chuẩn và trên nhãn đồ chơi trẻ em cần thể hiện những nội dung gì mới phù hợp?

Đồ chơi trẻ em dưới 16 tuổi cần đảm bảo những yêu cầu an toàn gì theo đúng quy chuẩn và trên nhãn đồ chơi trẻ em cần thể hiện những nội dung gì?

Nội dung trên nhãn đồ chơi trẻ em dưới 16 tuổi cần phải thể hiện những nội dung gì?

Theo Mục 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3/2019:BKHCN quy định yêu cầu ghi nhãn:

Đồ chơi trẻ em phải có nhãn hàng hóa theo đúng quy định hiện hành. Nội dung ghi nhãn phải rõ ràng, dễ đọc, khó tẩy xóa và phải theo đúng quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, cụ thể tại Điều 10; Điều 11 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 10. Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa
1. Nhãn hàng hóa của các loại hàng hóa đang lưu thông tại Việt Nam bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;
d) Các nội dung bắt buộc khác phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của mỗi loại hàng hóa quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định pháp luật liên quan.
Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.
Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Điều 11. Tên hàng hóa
Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.
Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.
Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 13 của Nghị định này."

Các sản phẩm đồ chơi trẻ em dưới 16 tuổi phải đảm bảo các yêu cầu của quy chuẩn này gồm những sản phẩm nào?

Theo Phục lục I Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN 3:2019/BKHCN về An toàn đồ chơi trẻ em có quy định về Danh mục đồ chơi trẻ em như sau:

Các sản phẩm đồ chơi trẻ em dưới 16 tuổi phải đảm bảo các yêu cầu của quy chuẩn này gồm những sản phẩm nào?

Đồ chơi trẻ em
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-1:2017 về các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý đối với đồ chơi trẻ em thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-6:2015 về an toàn đồ chơi trẻ em - một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em thế nào?
Pháp luật
Lựa chọn thiết bị đồ chơi mầm non không có trong danh mục thiết bị dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào đối với cá nhân?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ sẽ bị phạt 50.000.000 đồng đúng không?
Pháp luật
Kinh doanh đồ chơi trẻ em nguy hiểm bị phạt bao nhiêu tiền? Những loại đồ chơi trẻ em nào được xác định là đồ chơi nguy hiểm?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-2:2017 về an toàn đồ chơi trẻ em - Tính cháy như thế nào? Quy định chung ra sao?
Pháp luật
Để thử mức độ thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại đối với đồ chơi trẻ em thì cần lựa chọn mẫu thử như thế nào?
Pháp luật
Quy chuẩn Quốc gia QCVN 3:2019/BKHCN về an toàn đồ chơi trẻ em như thế nào? Phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Quy chuẩn ra sao?
Pháp luật
Các sản phẩm nào không được xem là đồ chơi trẻ em theo QCVN 3/2019:BKHCN? Trách nhiệm của tổ chức cá nhân kinh doanh đồ chơi trẻ em phải đảm bảo những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đồ chơi trẻ em
1,238 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đồ chơi trẻ em
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào