Đồ chơi cho trẻ được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Đồ chơi sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non và Đồ chơi tự làm được hiểu như thế nào?
- Tính an toàn của đồ chơi cho trẻ sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non được pháp luật quy định như thế nào?
- Tính thẩm mỹ của đồ chơi cho trẻ sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non được pháp luật quy định như thế nào?
- Tính giáo dục của đồ chơi cho trẻ sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non được pháp luật quy định như thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non?
Đồ chơi sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non và Đồ chơi tự làm được hiểu như thế nào?
Đồ chơi sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT giải thích đồ chơi sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non như sau:
Đồ chơi sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non là đồ chơi phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non trong cơ sở giáo dục mầm non (sau đây gọi là đồ chơi).
Cũng tại Điều 2 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT, khoản 2 giải thích đồ chơi tự làm như sau:
Đồ chơi tự làm là đồ chơi do các tổ chức, cá nhân tự làm, phục vụ cho các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại cơ sở giáo dục mầm non.
Tính an toàn của đồ chơi cho trẻ sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 4 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định về tính an toàn của đồ chơi như sau:
Tính an toàn của đồ chơi
1. Đồ chơi bảo đảm an toàn theo các quy định hiện hành của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về an toàn đồ chơi trẻ em.
2. Đồ chơi bảo đảm các quy định hiện hành về tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Đồ chơi ghi rõ các thông tin về bản quyền (tem, nhãn mác, nơi nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử dụng, cách lắp đặt, bảo quản); có giấy chứng nhận hợp quy còn thời hạn hiệu lực; gắn dấu hợp quy theo quy định.
4. Đối với đồ chơi tự làm: các nguyên liệu, vật liệu bảo đảm vệ sinh, an toàn, không gây độc hại cho người sử dụng; hạn chế sử dụng đồ chơi làm từ nhựa tái chế và sản phẩm nhựa dùng một lần.
Như vậy, đồ chơi cho trẻ được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non và đồ chơi tự làm cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính an toàn như trên để có thể được sử dụng cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non.
Tính thẩm mỹ của đồ chơi cho trẻ sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định về tính an toàn của đồ chơi như sau:
Tính thẩm mỹ của đồ chơi
1. Bảo đảm tính thẩm mỹ, màu sắc hài hòa, sinh động.
2. Bố cục hợp lý, hình dạng bề ngoài sinh động, hấp dẫn, kích thích hứng thú trẻ.
3. Bảo đảm kích cỡ, trọng lượng phù hợp với thể chất và khả năng sử dụng của trẻ (dễ chơi, dễ di chuyển).
4. Dễ dàng kết nối, lắp ghép, lồng, xếp các chi tiết.
Như vậy, đồ chơi cho trẻ sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non cũng cần đáp ứng những yêu cầu về thẩm mỹ phù hợp với sự phát triển của trẻ.
Tính giáo dục của đồ chơi cho trẻ sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định về tính an toàn của đồ chơi như sau:
Tính giáo dục của đồ chơi
1. Phù hợp với nội dung Chương trình giáo dục mầm non và các hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non; giúp trẻ em phát triển các lĩnh vực thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội.
2. Đáp ứng yêu cầu phát triển Chương trình giáo dục mầm non, phù hợp với xu thế hội nhập và yêu cầu đổi mới phương pháp.
3. Đồ chơi không chứa đựng nội dung bạo lực, thông tin xuyên tạc, kì thị về chính trị, tôn giáo, sắc tộc, giới tính.
4. Đồ chơi được thiết kế có tính năng kích thích phát triển thể chất, tư duy, sáng tạo; phù hợp với nhu cầu và phát triển của từng độ tuổi.
5. Hỗ trợ trẻ em có nhu cầu đặc biệt bao gồm các nhu cầu về thể chất, giác quan và học tập.
Như vậy, ngoài công dụng để giải trí thì đồ chơi cho trẻ sử dụng tại các cơ sở giáo dục mầm non cần đáp ứng yêu cầu về giáo dục, đảm bảo sự phát triển một cách tốt nhất cho trẻ.
Cơ quan nào có trách nhiệm trong việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non?
Các cơ quan có trách nhiệm trong việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ sử dụng tại các cơ sở giáo dục mần non được quy định từ Điều 12 đến Điều 14 Thông tư 47/2020/TT-BGDĐT như sau:
_ Sở Giáo dục và Đào tạo
Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo
Hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nội dung theo quy định tại Thông tư này đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền.
_ Phòng Giáo dục và Đào tạo
Trách nhiệm của phòng giáo dục và đào tạo
1. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung theo quy định tại Thông tư này đối với các cơ sở giáo dục mầm non, các tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền.
2. Đình chỉ việc sử dụng những đồ chơi, học liệu có nội dung không phù hợp với các quy định hoặc có biểu hiện vi phạm pháp luật tại cơ sở giáo dục mầm non; báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Xử lý theo thẩm quyền đối với những cơ sở giáo dục mầm non, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này. Tổng hợp và báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo kết quả lựa chọn, sử dụng đồ chơi, học liệu trong các cơ sở giáo dục mầm non.
_ Các cơ sở giáo dục mần non
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục mầm non
1. Tổ chức lựa chọn, khai thác, sử dụng đồ chơi, học liệu theo quy định tại Thông tư này; báo cáo phòng giáo dục và đào tạo kết quả lựa chọn đồ chơi, học liệu; chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ/người chăm sóc trẻ em về quyết định lựa chọn, khai thác, sử dụng đồ chơi, học liệu.
2. Cán bộ quản lý và giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non khai thác, sử dụng hiệu quả đồ chơi, học liệu đã được lựa chọn trong tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về đồ chơi, học liệu đã được lựa chọn với cha mẹ/người chăm sóc trẻ em.
3. Trách nhiệm của Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non
a) Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý giáo dục, cha mẹ/người chăm sóc trẻ em về quyết định lựa chọn đồ chơi, học liệu dược sử dụng trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định tại Thông tư;
b) Báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về quyết định lựa chọn đồ chơi, học liệu, kế hoạch mua sắm, trang bị đồ chơi, học liệu hằng năm và tình hình khai thác, sử dụng đồ chơi, học liệu của cơ sở giáo dục mầm non;
c) Định kỳ, Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm tổ chức rà soát, kiểm tra chất lượng đồ chơi, học liệu đang sử dụng; có biện pháp khắc phục, thay thế (nếu cần thiết);
d) Thông báo cho cán bộ quản lý, giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non, cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em về danh mục và số lượng đồ chơi, học liệu. Tổ chức tư vấn cho cha mẹ/ người chăm sóc trẻ em lựa chọn, mua đồ chơi, học liệu nếu có nhu cầu riêng;
Trên đây là các cơ quan chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn đồ chơi cho trẻ được sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?