Định mức giờ chuẩn giảng dạy của các nhà giáo trong Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào?
Nhà giáo trong Quân đội nhân dân Việt Nam là ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 188/2021/TT-BQP quy định như sau:
Nhà giáo trong Quân đội nhân dân Việt Nam là người trực tiếp giảng dạy và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các nhà trường Quân đội, bao gồm: Giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp; giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp và cán bộ quản lý giáo dục kiêm nhiệm giảng dạy.
Như vậy nhà giáo trong Quân đội nhân dân Việt Nam là người trực tiếp giảng dạy và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các nhà trường Quân đội, bao gồm: Giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp; giáo viên, giáo viên chính, giáo viên cao cấp và cán bộ quản lý giáo dục kiêm nhiệm giảng dạy.
Nhà giáo trong Quân đội nhân dân Việt Nam (Hình từ Internet)
Định mức giờ chuẩn giảng dạy trong Quân đội được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 188/2021/TT-BQP quy định như sau:
Định mức giờ chuẩn là số giờ chuẩn tối thiểu mà một nhà giáo phải thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong một năm học.
Theo đó, định mức giờ chuẩn là số giờ chuẩn tối thiểu mà một nhà giáo phải thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong một năm học.
Định mức giờ chuẩn giảng dạy của các nhà giáo trong Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 188/2021/TT-BQP quy định về định mức giờ chuẩn đối với nhà giáo không giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý như sau:
Định mức giờ chuẩn đối với nhà giáo không giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý
1. Định mức giờ chuẩn trong năm học của nhà giáo
a) Nhà giáo công tác tại các học viện, trường sĩ quan, trường đại học là 280 giờ chuẩn tương đương 840 giờ hành chính.
b) Nhà giáo công tác tại trường cao đẳng quân sự là 380 giờ chuẩn tương đương 1.140 giờ hành chính.
c) Nhà giáo công tác tại trường trung cấp quân sự và các trường quân sự: Quân khu, quân đoàn, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh là 430 giờ chuẩn tương đương 1.290 giờ hành chính.
2. Số giờ chuẩn trực tiếp giảng dạy trên lớp hoặc trực tuyến của nhà giáo không giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý phải đảm bảo tối thiểu 50% định mức quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Nhà giáo trong thời gian thực hiện các nhiệm vụ đột xuất theo phân công, điều động của cấp có thẩm quyền được giảm trừ định mức giờ chuẩn theo tỷ lệ tương ứng với thời gian thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhà giáo trong thời gian nghỉ chữa bệnh, nghỉ thai sản được giảm trừ định mức giờ chuẩn theo tỷ lệ tương ứng với thời gian được nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động.
Và căn cứ theo Điều 5 Thông tư 188/2021/TT-BQP quy định về định mức giờ chuẩn đối với nhà giáo giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý như sau:
Định mức giờ chuẩn đối với nhà giáo giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý
1. Định mức giờ chuẩn của nhà giáo giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của định mức giờ chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này, như sau:
a) Giám đốc, Hiệu trưởng, Chính ủy là 10%.
b) Phó Giám đốc, Phó Hiệu trưởng, Phó Chính ủy là 15%.
c) Trưởng phòng và tương đương là 20%.
d) Phó Trưởng phòng, Trưởng ban trực thuộc nhà trường và tương đương là 25%.
đ) Chủ nhiệm khoa, Trưởng khoa là 60%; nếu giữ chức vụ Bí thư đảng ủy, Bí thư chi bộ là 45%; nếu giữ chức vụ Phó Bí thư đảng ủy, Phó Bí thư chi bộ là 50%.
e) Phó Chủ nhiệm khoa, Phó Trưởng khoa là 70%; nếu giữ chức vụ Bí thư đảng ủy, Bí thư chi bộ là 55%; nếu giữ chức vụ Phó Bí thư đảng ủy, Phó Bí thư chi bộ là 60%.
g) Trưởng bộ môn là 80%; nếu giữ chức vụ Bí thư chi bộ là 65%; nếu giữ chức vụ Phó Bí thư chi bộ là 70%.
h) Phó Trưởng bộ môn là 85%; nếu giữ chức vụ Bí thư chi bộ là 70%; nếu giữ chức vụ Phó Bí thư chi bộ là 75%.
2. Nhà giáo kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì áp dụng định mức giờ chuẩn cho chức danh cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Số giờ chuẩn trực tiếp giảng dạy trên lớp hoặc trực tuyến của nhà giáo giữ chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý phải đảm bảo tối thiểu 50% định mức giờ chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Giám đốc, Hiệu trưởng nhà trường quy định về định mức giờ chuẩn đối với các trường hợp kiêm nhiệm khác (nếu có) phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Kết quả thực hiện định mức giờ chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 4 và khoản 1 Điều 5 Thông tư này là căn cứ để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ trong năm học, xếp loại thi đua và giải quyết các chế độ có liên quan đối với nhà giáo; trường hợp chưa đủ định mức giảng dạy theo quy định, Giám đốc, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho phép xét bù giờ nghiên cứu khoa học sang giờ giảng dạy đến đủ định mức giờ chuẩn theo quy định.
Do đó, định mức giờ chuẩn giảng dạy của các nhà giáo trong Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?