Định kỳ bao nhiêu lâu thì Cảnh sát quản giáo cơ sở giáo dục bắt buộc phải kiểm tra, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật?
- Định kỳ bao nhiêu lâu thì Cảnh sát quản giáo cơ sở giáo dục bắt buộc phải kiểm tra, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật?
- Cảnh sát quản giáo cơ sở giáo dục bắt buộc phải gặp trại viên định kỳ bao nhiêu lâu một lần? Và để làm gì?
- Trách nhiệm Tổ chức lao động, học nghề, hướng nghiệp cho trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc của cảnh sát quản giáo được quy định như thế nào?
Định kỳ bao nhiêu lâu thì Cảnh sát quản giáo cơ sở giáo dục bắt buộc phải kiểm tra, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 31/2016/TT-BCA quy định như sau:
Kiểm tra, bồi dưỡng Cảnh sát quản giáo
Định kỳ hai năm một lần, Cảnh sát quản giáo phải tham dự kiểm tra, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, tâm lí, giáo dục và nghiệp vụ Công an do Giám đốc tổ chức. Chương trình kiểm tra, bồi dưỡng thực hiện theo quy định của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
Như vậy Cảnh sát quản giáo cơ sở giáo dục bắt buộc phải kiểm tra, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, tâm lí, giáo dục và nghiệp vụ Công an định kỳ 02 năm một lần.
Và chương trình kiểm tra, bồi dưỡng thực hiện theo quy định của Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp.
Cơ sở giáo dục bắt buộc (Hình từ Internet)
Cảnh sát quản giáo cơ sở giáo dục bắt buộc phải gặp trại viên định kỳ bao nhiêu lâu một lần? Và để làm gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Thông tư 31/2016/TT-BCA quy định như sau:
Giáo dục trại viên
1. Xây dựng kế hoạch giáo dục tuần, tháng, quý đối với tổ, đội trại viên, từng trại viên phù hợp với tính chất, hành vi vi phạm, thời hạn phải chấp hành, đặc Điểm nhân thân và diễn biến tư tưởng của trại viên.
2. Hướng dẫn trại viên đăng ký thi đua; tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của trại viên.
3. Tổ chức kiểm tra, giám sát trại viên chấp hành Nội quy, quy định của cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Chủ động nghiên cứu, hướng dẫn, giải thích cho trại viên các quy định của pháp luật liên quan đến biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; phối hợp với cán bộ giáo dục tổ chức cho trại viên nghe phổ biến thời sự, chính sách, học pháp luật, giáo dục công dân, học văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình theo quy định.
5. Hàng tuần, gặp gỡ trại viên ít nhất 02 lần để nắm bắt diễn biến tư tưởng, kịp thời động viên, tư vấn, giáo dục để họ yên tâm chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; quan tâm thăm hỏi, động viên trại viên bị ốm hoặc có hoàn cảnh đặc biệt. Mỗi tháng, Cảnh sát quản giáo phải thực hiện giáo dục, tư vấn cho 08 (tám) lượt trại viên trở lên.
6. Hàng tháng, hàng quý hoặc khi có yêu cầu, hướng dẫn trại viên viết kiểm Điểm (dựa vào quy định về thi đua đối với trại viên), tự nhận xét, đánh giá kết quả học tập, lao động, rèn luyện của mình, nêu phương hướng phấn đấu và tự nhận loại thi đua trong kỳ xếp loại; trường hợp trại viên chưa biết chữ hoặc vì lý do ốm đau không thể viết được thì nhờ trại viên khác viết, đọc cho trại viên đó nghe lại, đồng ý với nội dung đã viết thì Điểm chỉ vào bản kiểm Điểm, có chữ ký xác nhận của Cảnh sát quản giáo.
Như vậy hàng tuần Cảnh sát quản giáo cơ sở giáo dục băt buộc phải gặp gỡ trại viên ít nhất 02 lần để:
- Nắm bắt diễn biến tư tưởng, kịp thời động viên, tư vấn, giáo dục để họ yên tâm chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
- Quan tâm thăm hỏi, động viên trại viên bị ốm hoặc có hoàn cảnh đặc biệt.
Và mỗi tháng, Cảnh sát quản giáo phải thực hiện giáo dục, tư vấn cho 08 (tám) lượt trại viên trở lên.
Trách nhiệm Tổ chức lao động, học nghề, hướng nghiệp cho trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc của cảnh sát quản giáo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 31/2016/TT-BCA quy định như sau:
Tổ chức lao động, học nghề, hướng nghiệp cho trại viên
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu, định mức và tổ chức cho trại viên lao động, học nghề theo quy định.
2. Giáo dục trại viên nâng cao ý thức chấp hành các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường và các quy định khác có liên quan; hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng phương tiện, dụng cụ bảo hộ lao động của trại viên.
3. Đề xuất định lượng mức ăn thêm cho trại viên lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật; đề xuất khen thưởng cho trại viên lao động vượt định mức, chỉ tiêu, kế hoạch hoặc có cải tiến kỹ thuật.
4. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, trang thiết bị, phương tiện được giao và sử dụng kết quả lao động theo quy định.
5. Chủ động, phối hợp với cán bộ có trách nhiệm thực hiện việc hướng nghiệp, dạy nghề cho trại viên theo quy định; tổ chức tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống cho trại viên khi được Giám đốc đồng ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?
- Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội trên Internet Tuần 1 như thế nào?
- Xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện theo nguyên tắc nào? Hội đồng nhân dân quận có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ý nghĩa, hay, ngắn gọn năm 2024? Lời chúc Giáng sinh cho bạn bè?