Định giá tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu là gỗ để bán đấu giá được thực hiện như thế nào?
Định giá tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu là gỗ để bán đấu giá được thực hiện như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định:
Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
...
Và căn cứ điểm c khoản 2 Điều 18 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định:
Trình tự, thủ tục lập và trình phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
...
2. Nội dung chủ yếu của phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm:
...
c) Hình thức xử lý phù hợp với từng loại tài sản:
...
- Bán (đấu giá, bán chỉ định, niêm yết giá) theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan. Riêng đối với tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng (thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản, hàng hóa dễ cháy, nổ, hàng thực phẩm đã qua chế biến nhưng hạn sử dụng còn dưới 30 ngày, động vật rừng hoang dã đã chết nhưng không thuộc đối tượng phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật...); tài sản là hàng hóa cồng kềnh, có trọng lượng lớn được chuyên chở trên các phương tiện giao thông đường thủy, đường biển mà việc bốc dỡ tốn kém, chi phí lớn; tài sản là vật tư, hàng hóa cấm nhập khẩu buộc phải tái xuất mà chi có một tổ chức kinh tế có chức năng tái xuất đối với vật tư, hàng hóa đó, thì được bán chỉ định hoặc niêm yết giá;
...
Bên cạn đó, tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định:
Bán tài sản công theo hình thức đấu giá
...
2. Xác định giá khởi điểm:
...
b) Đối với tài sản công không thuộc phạm vi quy định tại điểm a khoản này, người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán tài sản quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định này thành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm theo hướng dẫn của Bộ Tài chính hoặc thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định để làm căn cứ quyết định giá khởi điểm.
Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá phải bảo đảm phù hợp với giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ tại thời điểm xác định giá.
c) Giá tài sản được xác định tại điểm a, điểm b khoản này không bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT).
...
Từ các căn cứ trên, trường hợp gỗ là tang vật vi phạm hành chính được xử lý theo hình thức bán đấu giá thì đơn vị thực hiện bán tài sản phải thành lập Hội đồng định giá tài sản theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư 144/2017/TT-BTC.
Theo đó, việc định giá gỗ trong trường hợp này sẽ do Hội đồng định giá xác định. Hiện hành không có văn bản xác định giá trị cụ thể của gỗ làm căn cứ xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá tài sản vi phạm hành chính.
Tang vật vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản tang vật vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý tài sản tang vật vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 151/2017/NĐ-CP như sau:
(1) Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với:
- Tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương quyết định tịch thu;
- Điều chuyển tài sản từ trung ương về địa phương và ngược lại hoặc giữa các địa phương với nhau.
(2) Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với:
- Các tài sản còn lại do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương ra quyết định tịch thu không thuộc phạm vi quy định tại điểm a Khoản này;
- Tài sản chuyển giao cho cơ quan chuyên ngành quy định tại Khoản 2 Điều 108 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
(3) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định phê duyệt phương án xử lý đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cơ quan địa phương quyết định tịch thu.
Tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu thì ai chủ trì quản lý tài sản?
Cơ quan chủ trì quản lý tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 151/2017/NĐ-CP như sau:
- Cơ quan trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) ra quyết định tịch thu.
- Cơ quan của người ra quyết định tịch thu là đơn vị chủ trì quản lý tài sản trong các trường hợp còn lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?
- Quỹ Hỗ trợ nông dân là Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách? Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường xác định nguyên nhân, thiệt hại rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu biên bản?
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?