Điều trị sai khớp cắn loại 2 do kém phát triển xương hàm dưới với bệnh nhân đang trong thời kỳ tăng trưởng như thế nào?
Sai khớp cắn loại 2 do kém phát triển xương hàm dưới nguyên nhân do đâu?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục 15 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới như sau:
SAI KHỚP CẮN LOẠI II DO KÉM PHÁT TRIỂN XƯƠNG HÀM DƯỚI
I. ĐỊNH NGHĨA
Là tình trạng sai khớp cắn mà ở tư thế cắn trung tâm, múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, xương hàm dưới lùi phía sau so với cấu trúc nền sọ, xương hàm trên ở vị trí bình thường.
II. NGUYÊN NHÂN
- Di truyền.
- Do có tiền sử chấn thương xương hàm dưới lúc còn nhỏ gây kém phát triển xương hàm dưới.
- Do một số hội chứng bẩm sinh làm xương hàm dưới kém phát triển:
+ Pierre-Robin,
+ Treacher Collins…
- Không rõ nguyên nhân.
...
Sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới là một trong những bệnh thuộc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt theo Danh mục Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015.
Sai khớp cắn loại 2 do kém phát triển xương hàm dưới là tình trạng sai khớp cắn mà ở tư thế cắn trung tâm, múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, xương hàm dưới lùi phía sau so với cấu trúc nền sọ, xương hàm trên ở vị trí bình thường.
Sai khớp cắn loại 2 do kém phát triển xương hàm dưới do di truyền, do có tiền sử chấn thương xương hàm dưới lúc còn nhỏ gây kém phát triển xương hàm dưới hoặc do một số hội chứng bẩm sinh làm xương hàm dưới kém phát triển:
+ Pierre-Robin,
+ Treacher Collins…
- Không rõ nguyên nhân.
Sai khớp cắn loại 2 do kém phát triển xương hàm dưới (Hình từ Internet)
Chẩn đoán xác định sai khớp cắn loại 2 do kém phát triển xương hàm dưới như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục III Mục 15 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới như sau:
SAI KHỚP CẮN LOẠI II DO KÉM PHÁT TRIỂN XƯƠNG HÀM DƯỚI
...
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định:
1.1. Lâm sàng
a. Ngoài mặt
- Kiểu mặt lồi khi nhìn nghiêng.
- Cằm lùi sau.
- Rãnh môi cằm thường sâu.
b. Trong miệng
- Ở tư thế cắn trung tâm
+ Tương quan răng hàm lớn thứ nhất hai hàm: múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.
+ Tương quan răng nanh loại II một bên hoặc hai bên theo phân loại Angle.
- Trục răng cửa hàm dưới ngả trước nhiều và trồi cao.
- Đường cong spee sâu.
- Độ cắn chìa có thể tăng hoặc bình thường.
- Thường có khớp cắn sâu.
- Có thể có khấp khểnh răng.
1.2. Cận lâm sàng
a. Trên mẫu hàm thạch cao
- Tương quan răng hàm lớn thứ nhất loại II.
- Tương quan răng nanh loại II.
- Các răng cửa hàm dưới ngả trước.
- Đường cong Spee sâu.
b. X quang phim sọ nghiêng (Cephalometrics)
- Xương hàm dưới lùi so với nền sọ
+ Số đo góc SNB giảm.
+ Số đo góc ANB tăng.
+ Chỉ số Wits tăng.
+ Chỉ số Pog- NPerp tăng.
+ Số đo góc trục mặt giảm.
- Xương hàm trên ở vị trí bình thường
+ Số đo góc SNA bình thường.
+ Chỉ số A-NPerp bình thường.
- Môi dưới lùi so với đường thẩm mỹ E.
Như vậy, chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng xác định sai khớp cắn loại 2 do kém phát triển xương hàm dưới theo quy định cụ thể trên.
Điều trị sai khớp cắn loại 2 do kém phát triển xương hàm dưới với bệnh nhân đang trong thời kỳ tăng trưởng như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2 tiểu mục IV Mục 15 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về điều trị cụ thể sai khớp cắn loại II do kém phát triển xương hàm dưới với bệnh nhân đang trong thời kỳ tăng trưởng như sau:
Đưa hàm dưới ra trước bằng khí cụ chức năng tháo lắp hoặc gắn chặt.
- Điều trị với khí cụ chức năng tháo lắp:
+ Sử dụng khí cụ Monoblock, hoặc khí cụ Twinblock...
+ Thời gian đeo khí cụ chức năng: ít nhất 14 h/ngày.
+ Thời gian điều trị với khí cụ chức năng: thường khoảng một năm, cho tới khi đạt tương quan xương hai hàm loại I trên X quang phim sọ nghiêng (Cephalometrics).
- Điều trị bằng khí cụ chức năng gắn chặt:
+ Gắn mắc cài hai hàm.
+ Sắp xếp và làm thẳng các răng theo chiều đứng (làm phẳng đường cong Spee) và theo chiều ngang.
+ Sử dụng khí cụ chức năng Forsus, hoặc Twinforce... gắn lên dây cung khi đã kết thúc giai đoạn làm đều và xếp thẳng hàng các răng.
+ Duy trì điều trị với khí cụ chức năng trong thời gian 6-9 tháng sau khi đã đạt được khớp cắn răng nanh loại I.
+ Hoàn thiện.
+ Duy trì kết quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn điện tử bị sai nội dung hàng hóa chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào? Các bên sử dụng thông tin hóa đơn điện tử?
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?