Điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV thì có phải kê đơn thuốc kháng HIV vào Đơn thuốc của người nhiễm HIV hay không?

Tôi muốn biết việc kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV được pháp luật quy định thế nào? Thời gian có giá trị tối đa của đơn thuốc điều trị ngoại trú đối với người nhiễm HIV? - Câu hỏi của anh Hoàng Nhân (Bình Dương).

Điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV thì có phải kê đơn thuốc kháng HIV vào Đơn thuốc hay không?

kê đơn thuốc kháng HIV

Điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV thì có phải kê đơn thuốc kháng HIV vào Đơn thuốc hay không? (Hình từ Internet)

Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2018/TT-BYT quy định như sau:

Chẩn đoán, điều trị, kê đơn thuốc kháng HIV điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV
2. Kê đơn thuốc kháng HIV điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV, người phơi nhiễm với HIV thực hiện theo Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và Thông tư 18/2018/TT-BYT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú và theo quy định tại Thông tư này.
3. Sử dụng Bệnh án điều trị ngoại trú theo mẫu quy định tại Quyết định số 4069/QĐ-BYT ngày 28 tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành mẫu hồ sơ, bệnh án (sau đây gọi là Quyết định số 4069/QĐ-BYT) và Hướng dẫn ghi bệnh án ban hành kèm theo Thông tư này.

Dẫn chiếu theo Điều 5 Thông tư 52/2017/TT-BYT quy định như sau:

Hình thức kê đơn thuốc
1. Kê đơn thuốc đối với người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Người kê đơn thuốc thực hiện kê đơn vào Đơn thuốc hoặc sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và số theo dõi khám bệnh hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Kê đơn thuốc đối với người bệnh điều trị ngoại trú:
Người kê đơn thuốc ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người bệnh và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Kê đơn thuốc đối với người bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị nội trú:
a) Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến đủ 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Đơn thuốc hoặc Sổ khám bệnh của người bệnh và Bệnh án điều trị nội trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc chuyển tuyến về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.
4. Kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất theo thực hiện theo quy định tại các điều 7, 8 và 9 Thông tư này.

Theo đó, căn cứ trên quy định người kê đơn thuốc sẽ ra chỉ định điều trị vào sổ khám bệnh (sổ y bạ) của người nhiễm HIV và bệnh án điều trị ngoại trú hoặc phần mềm quản lý người nhiễm HIV của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không phải kê đơn thuốc kháng HIV vào Đơn thuốc của người nhiễm HIV.

Kê đơn thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm HIV cần đảm bảo những nội dung nào?

Theo Điều 6 Thông tư 52/2017/TT-BYT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 18/2018/TT-BYT) quy định nội dung kê đơn thuốc cần đảm bảo các yêu cầu như sau:

(1) Ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong Đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh.

(2) Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.

(3) Đối với trẻ dưới 72 tháng tuổi ghi số tháng tuổi, cân nặng, tên bố hoặc mẹ của trẻ hoặc người đưa trẻ đến khám bệnh, chữa bệnh.

(4) Kê đơn thuốc theo quy định như sau:

- Thuốc có một hoạt chất

+ Theo tên chung quốc tế (INN, generic);

Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol 500mg.

+ Theo tên chung quốc tế + (tên thương mại).

Ví dụ: thuốc có hoạt chất là Paracetamol, hàm lượng 500mg, tên thương mại là A thì ghi tên thuốc như sau: Paracetamol (A) 500mg.

- Thuốc có nhiều hoạt chất hoặc sinh phẩm y tế thì ghi theo tên thương mại.

(5) Ghi tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, số lượng/thể tích, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng của mỗi loại thuốc. Nếu đơn thuốc có thuốc độc phải ghi thuốc độc trước khi ghi các thuốc khác.

(6) Số lượng thuốc gây nghiện phải viết bằng chữ, chữ đầu viết hoa.

(7) Số lượng thuốc chỉ có một chữ số (nhỏ hơn 10) thì viết số 0 phía trước.

(8) Trường hợp sửa chữa đơn thì người kê đơn phải ký tên ngay bên cạnh nội dung sữa.

(9) Gạch chéo phần giấy còn trống từ phía dưới nội dung kê đơn đến phía trên chữ ký của người kê đơn theo hướng từ trên xuống dưới, từ trái sang phải; ký tên, ghi (hoặc đóng dấu) họ tên người kê đơn.

Người nhiễm HIV mua thuốc theo đơn thuốc điều trị ngoại trú trong thời gian tối đa bao lâu?

Theo Điều 11 Thông tư 52/2017/TT-BYT quy định như sau:

Thời hạn đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc
1. Đơn thuốc có giá trị mua, lĩnh thuốc trong thời hạn tối đa 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc.
2. Đơn thuốc được mua tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn quốc.
3. Thời gian mua hoặc lĩnh thuốc của đơn thuốc gây nghiện phù hợp với ngày của đợt điều trị ghi trong đơn. Mua hoặc lĩnh thuốc gây nghiện đợt 2 hoặc đợt 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 (một) đến 03 (ba) ngày của mỗi đợt điều trị (nếu vào ngày nghỉ Lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật thì mua hoặc lĩnh vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày nghỉ).

Theo đó, người nhiễm HIV mua thuốc theo đơn thuốc điều trị ngoại trú trong thời gian tối đa 05 ngày, kể từ ngày kê đơn thuốc.

Lưu ý:

+ Đơn thuốc được mua tại các cơ sở bán lẻ thuốc hợp pháp trên toàn quốc.

+ Thời gian mua hoặc lĩnh thuốc của đơn thuốc gây nghiện phù hợp với ngày của đợt điều trị ghi trong đơn.

Mua hoặc lĩnh thuốc gây nghiện đợt 2 hoặc đợt 3 cho người bệnh ung thư và người bệnh AIDS trước 01 (một) đến 03 (ba) ngày của mỗi đợt điều trị (nếu vào ngày nghỉ Lễ, Tết, thứ bảy, chủ nhật thì mua hoặc lĩnh vào ngày liền kề trước hoặc sau ngày nghỉ).

1,499 lượt xem
HIV/AIDS
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con? Điều trị dự phòng cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV/AIDS hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Tác nhân gây bệnh HIV là gì? HIV lây truyền qua đường nào? Nhiễm HIV được phân thành mấy giai đoạn lâm sàng trên người lớn?
Pháp luật
HIV/AIDS là gì? Không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là nguyên tắc phòng, chống bệnh HIV/AIDS?
Pháp luật
Những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 là bệnh nào?
Pháp luật
Ban hành Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS?
Pháp luật
Cán bộ chiến sĩ Công an quản lý đối tượng nhiễm HIV/AIDS ở các trại giam, trại tạm giam có được hưởng chế độ phụ cấp cho công việc này không?
Pháp luật
PEP là gì? Không chỉ định điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) cho những trường hợp nào?
Pháp luật
Giáo viên có được phép cấm học sinh bị nhiễm HIV tham gia hoạt động ngoại khóa của nhà trường không?
Pháp luật
Quy định trách nhiệm và hành vi cấm đối với người sử dụng lao động trong phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như thế nào?
Pháp luật
Trong phòng chống HIV/AIDS thì trách nhiệm thông tin, giáo dục, truyền thông được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
HIV/AIDS

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về HIV/AIDS

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào