Điều trị chấn thương phần mềm vùng hàm mặt đối với vết thương xây sát như thế nào? Khi điều trị có thể xảy ra những biến chứng gì?
- Chấn thương phần mềm vùng hàm mặt nguyên nhân do đâu? Chẩn đoán chấn thương phần mềm vùng hàm mặt có vết thương xây sát như thế nào?
- Điều trị chấn thương phần mềm vùng hàm mặt đối với vết thương xây sát như thế nào?
- Khi điều trị chấn thương phần mềm vùng hàm mặt đối với vết thương xây sát có thể xảy ra những biến chứng gì?
Chấn thương phần mềm vùng hàm mặt nguyên nhân do đâu? Chẩn đoán chấn thương phần mềm vùng hàm mặt có vết thương xây sát như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục II, III Mục 53 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về chấn thương phần mềm vùng hàm mặt như sau:
CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT
I. ĐỊNH NGHĨA
Là tình trạng tổn thương mô mềm vùng hàm mặt do chấn thương với một hoặc các biểu hiện như bầm tím, đụng giập, rách, chảy máu, thiếu hổng mô.…
II. NGUYÊN NHÂN
- Do tai nạn giao thông.
- Do tai nạn lao động.
- Do tai nạn sinh hoạt…
III. CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán xác định
Chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng, một số trường hợp có thể kết hợp cận lâm sàng.
1.1. Vết thương xây sát
- Tổn thương nông trên mặt da đến lớp thượng bì với biểu hiện có vết xước, rớm máu, xây xát.
- Có thể có dị vật, có thể làm thay đổi màu sắc da nếu không được làm sạch.
- Bệnh nhân cảm thấy rất đau, rát do bong lớp thượng bì, hở đầu mút thần kinh.
...
Chấn thương phần mềm vùng hàm mặt là một trong những bệnh thuộc Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt theo Danh mục Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015.
Chấn thương phần mềm vùng hàm mặt là tình trạng tổn thương mô mềm vùng hàm mặt do chấn thương với một hoặc các biểu hiện như bầm tím, đụng giập, rách, chảy máu, thiếu hổng mô.
Nguyên nhân gây chấn thương phần mềm vùng hàm mặt là do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn sinh hoạt.
Chẩn đoán xác định chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng, một số trường hợp có thể kết hợp cận lâm sàng.
Chẩn đoán chấn thương phần mềm vùng hàm mặt đối với vết thương xây sát như sau:
- Tổn thương nông trên mặt da đến lớp thượng bì với biểu hiện có vết xước, rớm máu, xây xát.
- Có thể có dị vật, có thể làm thay đổi màu sắc da nếu không được làm sạch.
- Bệnh nhân cảm thấy rất đau, rát do bong lớp thượng bì, hở đầu mút thần kinh.
Chấn thương phần mềm vùng hàm mặt (Hình từ Internet)
Điều trị chấn thương phần mềm vùng hàm mặt đối với vết thương xây sát như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 53 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về chấn thương phần mềm vùng hàm mặt như sau:
CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT
...
IV. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc
- Đánh giá hết tổn thương, tránh bỏ sót.
- Xử lý vết thương càng sớm càng tốt.
- Làm sạch tổn thương và loại bỏ hết dị vật.
- Cắt lọc tiết kiệm da và mô mềm dưới da.
- Cầm máu kỹ.
- Khâu phục hồi
+ Khâu kín từ trong ra ngoài đặc biệt lớp niêm mạc.
+ Khâu đúng vị trí giải phẫu, tránh để khoang ảo, không căng.
+ Khâu đóng ngay nếu vết thương sạch.
2. Điều trị cụ thể
2.1. Vết thương xây sát
- Vết thương nhỏ
+ Làm sạch bằng nước muối sinh lý, lấy bỏ dị vật.
+ Băng bằng mỡ kháng sinh có phủ Lidocaine.
- Vết thương lớn
+ Vô cảm: gây tê, trong một số trường hợp có thể gây mê.
+ Điều trị vết thương: lau rửa bằng gạc hoặc dùng bàn chải với xà phòng, thìa nạo….
+ Băng bằng mỡ kháng sinh có phủ Lidocaine.
...
Theo đó, điều trị chấn thương phần mềm vùng hàm mặt đối với vết thương xây sát như sau:
- Vết thương nhỏ
+ Làm sạch bằng nước muối sinh lý, lấy bỏ dị vật.
+ Băng bằng mỡ kháng sinh có phủ Lidocaine.
- Vết thương lớn
+ Vô cảm: gây tê, trong một số trường hợp có thể gây mê.
+ Điều trị vết thương: lau rửa bằng gạc hoặc dùng bàn chải với xà phòng, thìa nạo….
+ Băng bằng mỡ kháng sinh có phủ Lidocaine.
Khi điều trị chấn thương phần mềm vùng hàm mặt đối với vết thương xây sát có thể xảy ra những biến chứng gì?
Căn cứ theo tiết 2 tiểu mục V Mục 53 Tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về Răng Hàm Mặt Ban hành kèm theo Quyết định 3108/QĐ-BYT năm 2015 quy định về chấn thương phần mềm vùng hàm mặt như sau:
CHẤN THƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT
...
V. TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG
1. Tiên lượng
- Điều trị sớm và đúng nguyên tắc sẽ cho kết quả tốt.
- Điều trị muộn và sai nguyên tắc có thể gây ra tai biến, di chứng trầm trọng, làm ảnh hưởng đến chức năng, thẩm mỹ.
2. Biến chứng
- Nhiễm trùng vết thương.
- Rò nước bọt.
- Sẹo xấu ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ …
Như vậy, khi điều trị chấn thương phần mềm vùng hàm mặt đối với vết thương xây sát có thể xảy ra những biến chứng sau:
- Nhiễm trùng vết thương.
- Rò nước bọt.
- Sẹo xấu ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ ...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?