Điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng thì người thực hiện là ai? Người bệnh được nằm ở tư thế nào?

Cho hỏi điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng thì người thực hiện là ai? Và trong các bước tiến hành điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng thì người bệnh được nằm ở tư thế nào? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Phong đến từ Bình Dương.

Điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng thì người thực hiện là ai?

Điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.

Căn cứ theo tiểu mục IV Mục 42 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY CỘT SỐNG LƯNG VÀ THẮT LƯNG
...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
Kỹ thuật viên:Yêu cầu 3-4 kỹ thuật viên chuyên khoa xương (không gây mê để bó bột gẫy cột sống, nên thường không cần bác sỹ gây mê).
2. Phương tiện
- Hai bàn có độ cao khác nhau (bàn cao hơn có thể thay bằng 1 ghế đẩu cao hơn cũng được). Bàn cao hơn được đỡ tay và đầu, còn bàn thấp đỡ phần chậu hông và 2 chân (từ phần 1/3 trên đùi trở xuống) khi người bệnh nằm sấp để bó bột.
- Bột, bông lót, dao cắt sửa bột...
3. Người bệnh
- Được động viên, giải thích kỹ về mục đích và trình tự thủ thuật để họ yên tâm.
- Được thăm khám kỹ toàn thân, tránh bỏ sót tổn thương, nguy hiểm khi bó bột.
4. Hồ sơ: Ghi hồ sơ tình trạng thần kinh trước khi làm bột và sau khi làm bột.

Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng thì người thực hiện được quy định như sau:

Kỹ thuật viên:Yêu cầu 3-4 kỹ thuật viên chuyên khoa xương (không gây mê để bó bột gẫy cột sống, nên thường không cần bác sỹ gây mê).

Gẫy cột sống lưng

Gẫy cột sống lưng (Hình từ Internet)

Trong các bước tiến hành điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng thì người bệnh được nằm ở tư thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục V Mục 42 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY CỘT SỐNG LƯNG VÀ THẮT LƯNG
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NẮN BÓ BỘT
1. Người bệnh
- Tư thế: đầu tiên nằm ngửa để tiêm thuốc giảm đau hoặc lấy ven, cởi bỏ quần áo, vệ sinh thân thể. Sau đó lật sấp người bệnh bằng cách: 1 người đỡ vai, 1 người đỡ chậu hông cùng đồng thời lật người bệnh sấp xuống (như lật 1 tấm ván gỗ), tránh động tác lật sấp người bệnh giữa vai và chậu hông không đồng thời làm lưng người bệnh bị xoắn vặn (như kiểu vắt ráo nước một cái khăn mặt trước khi đem phơi), để tránh gây tổn thương cho xương và tủy sống. 2 người kéo 2 bên nách người bệnh về phía ghế đẩu hoặc bàn cao hơn đã được kê cách bàn nắn chừng 50-60 cm từ trước đó. Để người bệnh khoanh 2 tay đặt trên ghế đẩu (hoặc bàn cao đã nói ở trên), cằm để tựa lên 2 tay. Hoặc lót 1 gối ở ghế đẩu (hoặc bàn nói trên) để người bệnh đặt cằm lên, 2 tay người bệnh giữ chắc vào thanh ngang của chân ghế đẩu (hoặc bàn). Nếu bàn nắn là dạng bàn mổ, thì bắt đầu từ từ quay vô lăng cho phần thân bàn thõng xuống, nhằm giải phóng toàn bộ ngực và bụng người bệnh để chuẩn bị nắn bó bột.
- Vô cảm : Feldene 20mg tiêm bắp 1 ống trước khi làm thủ thuật 30 phút, hoặc có thể gây tê tại chỗ bằng Xylocaine (hoặc Lidocaine) 0,5% x 10-15 ml sau khi người bệnh đã được lật nằm sấp.
...

Trong các bước tiến hành điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng thì người bệnh sẽ nằm ở tư thế

Đầu tiên nằm ngửa để tiêm thuốc giảm đau hoặc lấy ven, cởi bỏ quần áo, vệ sinh thân thể.

Sau đó lật sấp người bệnh bằng cách: 1 người đỡ vai, 1 người đỡ chậu hông cùng đồng thời lật người bệnh sấp xuống (như lật 1 tấm ván gỗ), tránh động tác lật sấp người bệnh giữa vai và chậu hông không đồng thời làm lưng người bệnh bị xoắn vặn (như kiểu vắt ráo nước một cái khăn mặt trước khi đem phơi), để tránh gây tổn thương cho xương và tủy sống.

2 người kéo 2 bên nách người bệnh về phía ghế đẩu hoặc bàn cao hơn đã được kê cách bàn nắn chừng 50-60 cm từ trước đó.

Để người bệnh khoanh 2 tay đặt trên ghế đẩu (hoặc bàn cao đã nói ở trên), cằm để tựa lên 2 tay.

Hoặc lót 1 gối ở ghế đẩu (hoặc bàn nói trên) để người bệnh đặt cằm lên, 2 tay người bệnh giữ chắc vào thanh ngang của chân ghế đẩu (hoặc bàn). Nếu bàn nắn là dạng bàn mổ, thì bắt đầu từ từ quay vô lăng cho phần thân bàn thõng xuống, nhằm giải phóng toàn bộ ngực và bụng người bệnh để chuẩn bị nắn bó bột.

Như vậy, trong các bước tiến hành điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng thì người bệnh được nằm ở tư thế nêu trên.

Điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng xong thì người bệnh có cần phải theo dõi không?

Căn cứ theo tiểu mục VI Mục 42 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY CỘT SỐNG LƯNG VÀ THẮT LƯNG
...
VI. THEO DÕI
Chủ yếu là điều trị ngoại trú, vì người bệnh nặng hầu hết đã mổ và điều trị nội trú. Lưu ý các vấn đề sau:
1. Có thể gây liệt tủy thứ phát: đề phòng bằng vận chuyển, bó bột nhẹ nhàng.
2. Khó thở, khó chịu khi ăn no: đề phòng bằng cách làm cửa sổ bột, ăn ít một.
3. Chống loét tại vị trí tỳ đè.
4. Sau 3 ngày đỡ cho ngồi dậy, sau 2 tuần cho tập đứng, có người đỡ, sau 3 tuần tập đi có người đỡ . Nếu vỡ bột thay vào tuần thứ 4. Để bột tổng thời gian 6-8 tuần, sau khi tháo bột người bệnh còn đau, mặc thêm áo chỉnh hình 2-3 tuần.

Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng xong thì người bệnh cần phải theo dõi như sau:

Chủ yếu là điều trị ngoại trú, vì người bệnh nặng hầu hết đã mổ và điều trị nội trú. Lưu ý các vấn đề sau:

- Có thể gây liệt tủy thứ phát: đề phòng bằng vận chuyển, bó bột nhẹ nhàng.

- Khó thở, khó chịu khi ăn no: đề phòng bằng cách làm cửa sổ bột, ăn ít một.

- Chống loét tại vị trí tỳ đè.

- Sau 3 ngày đỡ cho ngồi dậy, sau 2 tuần cho tập đứng, có người đỡ, sau 3 tuần tập đi có người đỡ.

Nếu vỡ bột thay vào tuần thứ 4. Để bột tổng thời gian 6-8 tuần, sau khi tháo bột người bệnh còn đau, mặc thêm áo chỉnh hình 2-3 tuần.

Như vậy, sau khi điều trị bảo tồn gẫy cột sống lưng và thắt lưng xong thì người bệnh cần phải theo dõi tiếp tục để đảm bảo 100% sức khỏe.

Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nếu xảy ra tai biến của bó bột thì được xử lý như thế nào? Tai biến của bó bột muộn thì sẽ có các biểu hiện ra sao?
Pháp luật
Mức độ nhẹ của tai biến của bó bột là gì? Tai biến của bó bột được phân chia thành bao nhiêu loại theo quy định?
Pháp luật
Người thực hiện bó bột chậu lưng chân sẽ bao gồm những ai? Cần những phương tiện như thế nào để thực hiện thủ thuật?
Pháp luật
Các bước tiến hành bó bột ngực chậu lưng chân ra sao? Bó bột ngực chậu lưng chân xong thì người bệnh có cần theo dõi tiếp tục không?
Pháp luật
Các bước tiến hành bó bột đùi cẳng bàn chân như thế nào? Sau khi bó bột đùi cẳng bàn chân có cần tiếp tục theo dõi bệnh nhân hay không?
Pháp luật
Bó bột yếm là như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? Bó bột yếm được chỉ định trong trường hợp nào?
Pháp luật
Ở bước chuẩn bị bó bột yếm thì người bệnh phải được chuẩn bị như thế nào? Sau khi thực hiện thủ thuật bó bột yếm thì cần phải theo dõi người bệnh ra sao?
Pháp luật
Bột chữ U là gì? Thủ thuật thực hiện bột chữ U sẽ chống chỉ định đối với bệnh nhân trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Bó bột Cravate thì phải thực hiện các bước tiến hành như thế nào? Sau khi thực hiện thủ thuật bó bột Cravate xảy ra tai biến thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Bó bột Desault là gì theo quy định của pháp luật? Bó bột Desault sẽ chỉ định và chống chỉ định trong những trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột
979 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyên khoa Nắn chỉnh hình bó bột
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào