Điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo lần đầu trong tổ chức Công đoàn được quy định như thế nào?
Việc bổ nhiệm cán bộ trong tổ chức Công đoàn được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ, công chức trong tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1445/QĐ-TLĐ năm 2010 quy định về nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ như sau:
Nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ
1. Đảng đoàn Tổng Liên đoàn thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.
2. Cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường của cán bộ.
4. Đảm bảo sự đoàn kết, ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, theo quy định thì việc bổ nhiệm cán bộ trong tổ chức Công đoàn phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
(1) Đảng đoàn Tổng Liên đoàn thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ.
(2) Cấp uỷ, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định một cách dân chủ trên cơ sở phát huy đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên, nhất là của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
(3) Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; phải căn cứ vào phẩm chất, đạo đức, năng lực, sở trường của cán bộ.
(4) Đảm bảo sự đoàn kết, ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Việc bổ nhiệm cán bộ trong tổ chức Công đoàn được thực hiện theo những nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo lần đầu trong tổ chức Công đoàn được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ, công chức trong tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1445/QĐ-TLĐ năm 2010 quy định về điều kiện bổ nhiệm như sau:
Điều kiện bổ nhiệm
1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung của cán bộ quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) và tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân đầy đủ, rõ ràng và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
3. Tuổi bổ nhiệm: Người được đề nghị bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý lần đầu nói chung không quá 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ.
- Trường hợp đặc biệt và thực sự cần thiết, đối với một số chức danh lãnh đạo chủ chốt (cấp trưởng, cấp phó ban, đơn vị ở Tổng Liên đoàn, Chủ tịch, Phó Chủ tịch CĐ ngành Trung ương, LĐLĐ tỉnh, thành phố), tính đến thời điểm bổ nhiệm còn tuổi công tác ít nhất 2/3 nhiệm kỳ (đối với nhiệm kỳ 5 năm), có đủ năng lực, phẩm chất, sức khoẻ, được tín nhiệm, trong khi chưa có phương án nhân sự khác thích hợp, thì có thể xem xét để bổ nhiệm.
- Đối với chức danh có nhiệm kỳ bổ nhiệm ngắn hơn (dưới 5 năm) thì cần đủ tuổi để công tác trọn một nhiệm kỳ.
- Trường hợp cán bộ, công chức đang giữ chức vụ lãnh đạo quản lý, nay do nhu cầu công tác mà được giao giữ chức vụ mới tương đương thì không tính tuổi bổ nhiệm lần đầu như quy định trên.
4. Có đủ sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
6. CBCC bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì không được bổ nhiệm vào các chức vụ cao hơn trong thời gian ít nhất 01 năm kể từ khi có quyết định kỷ luật.
Như vậy, theo quy định thì độ tuổi bổ nhiệm trong trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo lần đầu trong tổ chức Công đoàn là không được quá 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ.
Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo trong tổ chức Công đoàn theo quy định là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ, công chức trong tổ chức Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 1445/QĐ-TLĐ năm 2010 quy định về thời hạn giữ chức vụ như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 5 năm kể từ ngày ghi trong quyết định bổ nhiệm (trừ chức danh đặc thù theo quy định riêng của cơ quan có thẩm quyền).
2. Thời hạn giữ chức vụ bầu cử theo nhiệm kỳ đại hội công đoàn, được quy định trong Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3. Cán bộ công đoàn được đại hội công đoàn hoặc hội nghị ban chấp hành công đoàn bầu vào ban chấp hành, ban thường vụ (Đoàn Chủ tịch), nếu được phân công giữ chức vụ trưởng ban, phó ban cơ quan Tổng Liên đoàn (CĐ ngành TW, LĐLĐ tỉnh, thành phố) thì đồng thời với việc phân công, Đoàn Chủ tịch TLĐ (Ban Thường vụ) ban hành quyết định bổ nhiệm. Thời hạn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ đại hội.
4. Thời gian cán bộ, công chức được giao phụ trách hoặc quyền giữ chức vụ không tính vào thời hạn bổ nhiệm chức vụ đó.
5. CBCC được bổ nhiệm chức vụ mới; hoặc được bố trí công tác khác; hoặc được điều động đến cơ quan, đơn vị khác thì đương nhiên thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm, trừ trường hợp được giao kiêm nhiệm, hoặc Điều lệ Công đoàn Việt Nam có quy định khác.
Như vậy, theo quy định thì thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo là 5 năm kể từ ngày ghi trong quyết định bổ nhiệm.
Trừ chức danh đặc thù theo quy định riêng của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được thi hành trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị? Nội dung kiểm điểm cuối năm của tập thể lãnh đạo quản lý gồm?
- Hướng dẫn cách viết 03 mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm chuẩn Hướng dẫn 25 và Hướng dẫn 12 chi tiết nhất?
- Tải về mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm?
- Sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng từ 25/12/2024 ra sao?